Trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn HP không được điều trị và kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu khác như đầy bụng, ợ chua, ợ hơi hoặc đau quanh rốn hay ở vùng thượng vị.
40% trẻ em nhiễm vi khuẩn HP
40% trẻ em nhiễm vi khuẩn HP là kết quả của các điều tra dịch tễ học được báo cáo năm 2016. Đáng nói, trẻ em có xu hướng nhiễm vi khuẩn HP từ rất sớm, tỉ lệ này tăng nhanh nhất trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và đi nhà trẻ (2-6 tuổi).
Nguyên nhân là do khả năng lây truyền nhanh chóng của HP. Trẻ em chỉ cần tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm, có thể từ những vấn đề vệ sinh như ăn thực phẩm không được làm sạch, không được nấu chín kỹ, uống nước bị nhiễm khuẩn hay thói quen sinh hoạt không rửa tay trước khi ăn, tiếp xúc nước bọt: hôn, dùng chung đồ ăn hoặc bàn chải đánh răng. Do vậy, các thói quen ăn uống chung đụng ở trường lớp, hay là việc mớm cơm cho con, có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ.
Hậu quả của việc trẻ em nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP sống ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày. Thông thường, trong dạ dày cũng vẫn có vi khuẩn HP. Tuy nhiên, khi HP phát triển nhân lên với số lượng lớn sẽ gây các hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ. Những hậu quả này gồm:
Viêm loét dạ dày- tá tràng: Theo kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, nhiễm khuẩn HP chiếm tới 70% trong số trẻ mắc viêm dạ dày mạn, tới 95% trẻ loét tá tràng và chỉ có 23% trong số không có tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc tiêu diệt HP được nhận định sẽ giảm nguy cơ tiến triển viêm loét dạ dày – tá tràng.
Thiếu máu thiếu sắt: Nhiều báo cáo mô tả trẻ bị thiếu máu thiếu sắt do nhiễm HP. Nguyên nhân do HP làm gián đoạn sự chuyển hóa sắt, trong khi trẻ nhỏ lượng dự trữ sắt nhỏ hơn người lớn nên nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn.
Tiêu chảy: Trẻ nhỏ thường xuyên bị tiêu chảy ngoài nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, bố mẹ có thể nghĩ đến do nhiễm HP. Môi trường acid của dạ dày là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phòng tránh khỏi các vi khuẩn gây tiêu chảy, HP tác động đến môi trường acid này thông qua enzyme urease, vì vậy trẻ sẽ dễ nhiễm khuẩn hơn, gây ra tình trạng tiêu chảy thường xuyên.
Ung thư dạ dày: Trẻ nhỏ nhiễm HP có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày khi trưởng thành cao hơn 2,3 - 8,7 lần bình thường. Ngoài ra, nhiễm khuẩn HP cũng có thể gây ra các vấn đề khác như xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, u MALT ngoài đường tiêu hóa ở trẻ.
Khó khăn trong việc điều trị HP ở trẻ em
Khi đã có những hiểu biết về HP và hậu quả có thể xảy ra khi trẻ em nhiễm vi khuẩn HP, mẹ cần sớm có những biện pháp kiểm soát HP cho trẻ. Tuy nhiên, quá trình điều trị HP ở trẻ em gặp rất nhiều khó khăn.
Trong chẩn đoán: Trẻ nhỏ chưa biết cách mô tả sự khó chịu của mình như đau bụng, đầy bụng, ơ hơi, ợ chua nên cha mẹ hay nhầm lẫn với các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, quá trình tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm HP trên trẻ em là rất khó khăn, vì vậy, bác sĩ thường kết luận trẻ bị nhiễm HP dựa trên tiền sử gia đình. Khi gia đình có bố và mẹ bị nhiễm HP, khả năng con bị nhiễm HP là rất cao.
Các biến chứng của nhiễm HP trên trẻ em thường chỉ được phát hiện ra khi bệnh đã nghiêm trọng và có biến chứng như nôn ra máu, đau bụng dữ dội… Khi này, HP đã ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của trẻ và khó điều trị.
Trong điều trị: Bác sĩ thường kê phác đồ sử dụng kháng sinh với những trẻ nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, những phác đồ từ 3 đến 4 loại thuốc, thậm chí nhiều hơn được chia ra uống 2-3 lần mỗi thuốc, tức là uống từ 6-12 lần/ngày là một quá trình rất khó khăn để tuân thủ điều trị. Bố mẹ nhiều khi cũng quên mất giờ uống thuốc của trẻ.
Khi sử dụng phác đồ tiệt trừ HP, đặc biệt là phác đồ 4 thuốc có bismuth, bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng không mong muốn, phổ biến như đắng miệng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất ngủ…Điều đáng nói là hiệu quả của phác đồ điều trị HP ở trẻ em hiện nay chỉ đạt từ 54,7 - 62,1%. Nguyên nhân là do tình trạng kháng kháng sinh của HP ở trẻ em ở mức rất cao.
Dễ tái nhiễm: Trẻ có thể tái nhiễm HP ngay sau khi điều trị thành công. Theo nghiên cứu, tỷ lệ tái nhiễm HP sau 12 tháng ở những trẻ đã được điều trị diệt HP thành công lên tới 55,4% ở nhóm trẻ 3-4 tuổi.
PylopassTM – Bước tiến mới giúp tiêu diệt vi khuẩn HP ở trẻ
Giáo sư Tiến sĩ Chritsine Lang – Nhà vi sinh người Đức đã nghiên cứu và sáng chế thành công PylopassTM. PylopassTM là chủng duy nhất hiện nay có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, PylopassTM không có tính kháng như kháng sinh cho nên hiệu quả diệt HP là rất cao. Các sản phẩm sử dụng nguyên liệu PylopassTM được lưu hành ở hơn 50 nước trên thế giới như Pylopass Forte của Đức, Helinorm của Nga, PyloPlex® 200 của Úc và ở Việt Nam là DeHP.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn hoặc truy cập websitehttps://dehp.vn/
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Bình luận