• Zalo

Bạo động Mỹ: 'Cảnh sát giết người' lên tiếng

Thế giớiThứ Năm, 27/11/2014 02:30:00 +07:00Google News

(VTC News) - 'Cảnh sát giết người' Wilson lên tiếng về việc hạ sát thanh niên da đen, trong khi đám đông phẫn nộ ở Ferguson vẫn đang hô hào đòi công lý.

(VTC News) - 'Cảnh sát giết người' Wilson lên tiếng về việc hạ sát thanh niên da đen, trong khi đám đông phẫn nộ ở Ferguson vẫn đang hô hào đòi công lý.

Trong cuộc phỏng vấn với ABC News, viên cảnh sát Darren Wilson nói động cơ nổ súng vì 'quá sợ hãi' khi thấy thanh niên da đen Michael Brown 'lao về phía mình'.
Người biểu tình da màu lật đổ xe cảnh sát ở Ferguson, Mỹ 
Wilson cũng phủ nhận thông tin cho rằng vụ nổ súng bắt nguồn từ việc 'phân biệt chủng tộc', một trong lý do khiến các cuộc bạo động liên tục diễn ra từ hôm 25/11 đến nay, thời điểm mà cảnh sát Wilson được bồi thẩm đoàn tuyên bố không bị truy tố trước pháp luật.
'Anh ta lao về phía tôi và cố giằng lấy súng của tôi. Đó là một người đàn ông to lớn, đầy sức mạnh. Tôi tin rằng tôi đã làm đúng công việc của mình', Wilson nói.
ABC News không đưa ra lý giải vì sao Wilson bắn tới 12 phát đạn vào Brown, trong khi viên cảnh sát này chỉ bị xây xước rất nhẹ ở mặt.
Cảnh sát vũ trang ở Ferguson lập chốt chặn ở đồn cảnh sát 
Những người Mỹ gốc Phi ở thành phố Ferguson khi được phỏng vấn nói họ cảm thấy 'không được coi như con người' ở đây, dù Mỹ là một trong những quốc gia lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích nạn phân biệt chủng tộc.
'Người da đen vô tội', 'Cảnh sát da trắng giết người' là những biểu ngữ được thấy nhiều ngày qua ở Ferguson. Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối vụ cảnh sát nổ súng sát hại thanh niên da đen Michael Brown vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên nước Mỹ. 
Ngoài thị trấn Ferguson - "tâm bão" của các vụ bạo loạn, lực lượng an ninh Mỹ cũng đang theo dõi sát các cuộc tuần hành và biểu tình tại nhiều thành phố lớn như Boston, New York, Los Angeles, Dallas, Atlanta... 
Đây là một trong những làn sóng biểu tình quy mô lớn hiếm khi xảy ra tại Mỹ, phản ánh tâm lý tức giận của người dân Mỹ trước tình trạng phân biệt chủng tộc ở nước này. 
Một số người Mỹ gốc Phi nói họ 'không được đối xử như con người' ở Ferguson 
Các cửa hàng rượu, thuốc lá và vũ khí, chất nổ đều bị cướp phá ở Ferguson. Nhà thờ nơi Michael Brown cầu nguyện cũng bị đốt cháy tối 26/11 (giờ địa phương).
Một nhóm người biểu tình vẫn đang vây quanh trụ sở cảnh sát Ferguson, biểu thị sự phẫn nộ trước hành động mà họ mô tả là 'khủng bố' của cảnh sát địa phương.
Theo CNN, biểu tình đang diễn ra ở ít nhất 130 thành phố từ New York đến Los Angeles. Người biểu tình tràn ngập các đường phố, phản đối quyết định không truy tố cảnh sát Darren Wilson của bồi thẩm đoàn. Tại một số nơi, người biểu tình chặn cầu, hầm và đường cao tốc chính.
Hãng tin AP hôm nay đưa ra tin tức chấn động khi nói 'nhiều trang hồ sơ vụ án có dấu hiệu làm sai, ngụy tạo chứng cứ'. 
Video: Người biểu tình đập phá xe cảnh sát ở Ferguson, Mỹ
AP cũng dẫn lời một số nhân chứng được ghi nhận lời khai vụ án nói rằng họ đã 'thay đổi lời khai' cho phù hợp với những yếu tố có lợi cho cảnh sát.
Hãng tin AP bình luận rằng quyết định không khởi tố viên cảnh sát bắn chết người đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở Mỹ. Đa số người biểu tình cho rằng đây là kết quả của nạn phân biệt chủng tộc.

Văn Việt (Theo CNN, AP)
Bình luận
vtcnews.vn