(VTC News) – Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã thẳng thắn nêu nhiều điểm hạn chế của Hà Nội.
Trong phiên khai mạc Đại hội Đảng bộ Hà Nội sáng nay, ông Nguyễn Thế Thảo - Ủy viên trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thay mặt Đoàn chủ tịch trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XV.
Theo đó, báo cáo chính trị trình Đại hội XVI khẳng định 10 kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội trong 5 năm qua.
Thứ nhất, kinh tế thủ đô tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.600 USD/năm, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010.
Thứ hai, quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị được chú trọng và có chuyển biến, tiến bộ rõ rệt.
Thứ ba, công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, đời sống của nông dân tiếp tục được cải thiện. Trong 5 năm qua, Hà Nội đã huy động bình quân khoảng 5.800 tỷ đồng/năm cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở được bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và liên thôn được bê tông hóa đạt 95%. Tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa đạt 80,5%. Không còn phòng học tạm, dột nát và tình trạng học sinh phải học ba ca.
Thứ tư, an sinh xã hội được đảm bảo, chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được nâng cao. Trong 5 năm qua, Hà Nội đã từng bước khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện. Đến năm 2015, theo chuẩn chung của cả nước, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc xóa nghèo (tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,6%).
Thứ năm, văn hóa tiếp tục phát triển. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đạt kết quả đáng ghi nhận. Nhiều phong trào, hoạt động xây dựng mô hình văn hóa ở cơ sở đạt kết quả tốt; những giá trị, nét đẹp văn hoá của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, truyền thống trong gia đình, họ tộc và cộng đồng dân cư được kế thừa, phát huy. Nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, nhất là trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội có chuyển biến tốt.
Thứ sáu, khoa học và công nghệ được đẩy mạnh. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, chất lượng nguồn nhân lực được coi trọng. Nhiều chương trình, đề án nghiên cứu được triển khai có hiệu quả.
Thứ bảy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô được giữ vững. Quốc phòng và quân sự địa phương được củng cố, tăng cường.
Thứ tám, hoạt động đối ngoại, hội nhập, hợp tác phát triển tiếp tục được đẩy mạnh. Vị thế, uy tín của thủ đô ngày càng được nâng cao. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thành phố, thủ đô của các nước; là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín.
Thứ chín, hệ thống chính quyền, mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị-xã hội các đấp được củng cố, kiện toàn, chất lượng hoạt động được nâng lên.
Thứ mười, công tác xây dựng đảng được đặc biệt chú trọng, tạo được chuyển biến tích cực. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ được nâng cao.
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XV cũng thẳng thắn đề cập tới những hạn chế, khuyết điểm tồn tại và cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Theo đó, mặc dù đạt mức tăng trưởng khá, nhưng kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô. Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp.
Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị, một số lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Thủ đô.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chưa tương xứng với vị thế, vai trò Thủ đô.
Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số địa bàn còn thiếu chiều sâu; tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp Ủy, tổ chức Đảng chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ chính trị và chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa cao; tình trạng suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống và các biểu hiện tiêu cực khác trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chậm được khắc phục.
Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của bộ máy hành chính ở một số cấp, ngành, lĩnh vực chưa thực sự quyết liệt; hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu năng động, sáng tạo, làm việc chưa nhiệt tình, còn có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở một số địa phương chậm được đổi mới; kết quả công tác vận động quần chúng còn hạn chế.
Đà Long
Trong phiên khai mạc Đại hội Đảng bộ Hà Nội sáng nay, ông Nguyễn Thế Thảo - Ủy viên trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thay mặt Đoàn chủ tịch trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XV.
Theo đó, báo cáo chính trị trình Đại hội XVI khẳng định 10 kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội trong 5 năm qua.
Thứ nhất, kinh tế thủ đô tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.600 USD/năm, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. |
Thứ ba, công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, đời sống của nông dân tiếp tục được cải thiện. Trong 5 năm qua, Hà Nội đã huy động bình quân khoảng 5.800 tỷ đồng/năm cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở được bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và liên thôn được bê tông hóa đạt 95%. Tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa đạt 80,5%. Không còn phòng học tạm, dột nát và tình trạng học sinh phải học ba ca.
Thứ tư, an sinh xã hội được đảm bảo, chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được nâng cao. Trong 5 năm qua, Hà Nội đã từng bước khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện. Đến năm 2015, theo chuẩn chung của cả nước, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc xóa nghèo (tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,6%).
Thứ năm, văn hóa tiếp tục phát triển. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đạt kết quả đáng ghi nhận. Nhiều phong trào, hoạt động xây dựng mô hình văn hóa ở cơ sở đạt kết quả tốt; những giá trị, nét đẹp văn hoá của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, truyền thống trong gia đình, họ tộc và cộng đồng dân cư được kế thừa, phát huy. Nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, nhất là trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội có chuyển biến tốt.
Thứ sáu, khoa học và công nghệ được đẩy mạnh. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, chất lượng nguồn nhân lực được coi trọng. Nhiều chương trình, đề án nghiên cứu được triển khai có hiệu quả.
Thứ bảy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô được giữ vững. Quốc phòng và quân sự địa phương được củng cố, tăng cường.
Thứ tám, hoạt động đối ngoại, hội nhập, hợp tác phát triển tiếp tục được đẩy mạnh. Vị thế, uy tín của thủ đô ngày càng được nâng cao. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thành phố, thủ đô của các nước; là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín.
Thứ chín, hệ thống chính quyền, mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị-xã hội các đấp được củng cố, kiện toàn, chất lượng hoạt động được nâng lên.
Thứ mười, công tác xây dựng đảng được đặc biệt chú trọng, tạo được chuyển biến tích cực. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ được nâng cao.
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XV cũng thẳng thắn đề cập tới những hạn chế, khuyết điểm tồn tại và cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Theo đó, mặc dù đạt mức tăng trưởng khá, nhưng kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô. Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp.
Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị, một số lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Thủ đô.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chưa tương xứng với vị thế, vai trò Thủ đô.
Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số địa bàn còn thiếu chiều sâu; tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp Ủy, tổ chức Đảng chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ chính trị và chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa cao; tình trạng suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống và các biểu hiện tiêu cực khác trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chậm được khắc phục.
Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của bộ máy hành chính ở một số cấp, ngành, lĩnh vực chưa thực sự quyết liệt; hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu năng động, sáng tạo, làm việc chưa nhiệt tình, còn có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở một số địa phương chậm được đổi mới; kết quả công tác vận động quần chúng còn hạn chế.
Đà Long
Bình luận