• Zalo

Báo cáo Bộ Công Thương vụ sáp nhập PGBank vào HDBank

Kinh tếThứ Ba, 24/04/2018 14:20:00 +07:00Google News

Ngoài Ngân hàng Nhà nước, thương vụ sáp nhập PGBank vào HDBank cũng cần nhận được sự chấp thuận từ Bộ Công Thương.

Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank), 100% cổ đông tham dự đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 21/4 vừa qua đã biểu quyết thông qua việc sáp nhập PGBank vào Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank).

Phía PGBank cho biết, việc đại hội đồng cổ đông thông qua các tờ trình và tài liệu sáp nhập sẽ là cơ sở để báo cáo Bộ Công Thương (cơ quan chủ quản của Petrolimex) và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xem xét chấp thuận việc sáp nhập PGBank vào HDBank.

1

Thương vụ sáp nhập PGBank vào HDBank sẽ phải báo cáo Bộ Công Thương 

Tại đại hội, cổ đông PGBank đã có nhiều thắc mắc gửi đến HĐQT PGBank. Chẳng hạn, cổ đông thắc mắc các dịch vụ và quyền lợi của khách hàng PGBank sau sáp nhập như thế nào? HĐQT và Ban điều hành khi đàm phán đã lường trước các rủi ro về tiến độ thực hiện chưa? Thời gian xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước chỉ khoảng 2 tháng có quá nhanh không?

Có cổ đông còn đề nghị HĐQT, Ban điều hành PGBank đàm phán để bỏ giới hạn về hạn chế chuyển nhượng để đảm bảo tốt cho quyền lợi của cổ đông.

Trả lời các thắc mắc của cổ đông, lãnh đạo PGBank cho biết, toàn bộ quyền lợi của khách hàng hiện tại của PGBank sẽ được thực hiện đầy đủ sau sáp nhập và sẽ được cộng hưởng thêm các dịch vụ hiện có của HDBank.

Trong quá trình đàm phán, xây dựng lộ trình thực hiện, HĐQT, Ban điều hành PGBank cho hay 2 ngân hàng đã lường trước các rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên, bộ hồ sơ sáp nhập này được xây dựng trên cơ sở bộ hồ sơ sáp nhập đã được PGBank cùng VietinBank xây dựng trong gần 2 năm, đáp ứng đúng các quy định của Nhà nước và cơ bản cũng đã được các cơ quan chức năng chấp thuận trước đây thì khả năng nếu không có rủi ro về chính sách, bộ hồ sơ sẽ sớm được thông qua.

Video: Mất hàng chục tỷ đồng vì cái bẫy "ngân hàng đáo hạn"

Về việc hạn chế chuyển nhượng, lãnh đạo PGBank cho hay đối với một định chế tài chính có vốn gần 10.000 tỷ phát hành thêm 30% vốn điều lệ rõ ràng sẽ có tác động không nhỏ tới thị trường và khó kiểm soát, vì vậy, điều khoản hạn chế chuyển nhượng là chấp nhận được.

Tuy nhiên, lãnh đạo PGBank cho biết thêm, tùy tình hình thị trường, nếu cổ phiếu của Ngân hàng sau sáp nhập cần tính thanh khoản cao hơn, HĐQT Ngân hàng sau sáp nhập sẽ xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi điều khoản hạn chế chuyển nhượng.

(Nguồn: vietnamfinance.vn)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn