• Zalo

Bảng xếp hạng đại học: Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm không quan trọng?

Giáo dụcThứ Bảy, 09/09/2017 11:59:00 +07:00Google News

Theo PGS.TS Lưu Văn An, tỷ lệ sinh viên ra trường sau một năm có việc làm và đúng chuyên ngành là yếu tố quan trọng nhưng chưa được đề cập trong Bảng xếp hạng đại học.

Theo PGS.TS Lưu Văn An, tỷ lệ sinh viên ra trường sau một năm có việc làm và đúng chuyên ngành là yếu tố quan trọng nhưng chưa được đề cập trong Bảng xếp hạng đại học.

Thông tin về việc mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập đã công bố bảng xếp hạng 49 trường Đại học, học viện của Việt Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận, nhất là của các trường. Nhiều trường đại học "trẻ" lại có thứ hạng cao, trong khi các trường "có tiếng" khác thì chỉ ở mức trung bình.

Đây là cơ hội để nhìn nhận lại mình

cai thieu cua bang xep hang dh la ty le sv ra truong co viec lam

 PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền. (Ảnh: Đình Tuệ).

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền về vấn đề này. Dù trường chỉ xếp thứ 43/49 trong bảng xếp hạng, ông vẫn đánh giá cao sự nỗ lực và công phu của Nhóm xếp hạng đại học lần này vì đã dám làm điều mà trước đến nay tại Việt Nam chưa hề có ai đứng ra làm, kể cả Bộ GD-ĐT.

Video: Xếp hạng 23 ở Việt Nam, Đại học Ngoại thương nói gì?

"Tôi không có ý kiến đánh giá về đúng sai, hay cao thấp về thứ bậc trong bảng xếp hạng này vì còn phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí. Về lý lịch cho thấy, các thành viên trong nhóm xếp hạng lần này đều là những nhà quản lý trong ngành giáo dục có chuyên môn. Bảng xếp hạng này dù sao cũng chỉ mang tính tương đối để cho các trường nhìn vào đó để biết mình đang ở đâu, thiếu cái gì.

Bản thân Học viện Báo chí & Tuyên truyền chúng tôi thông qua bảng xếp hạng này cũng tự nhìn nhận lại mình, xem mình đang ở vị trí như thế nào trong hệ thống các trường đại học và học viện của cả nước.

Nếu mình thứ hạng không được cao thì mình phải phấn đấu để tự nâng lên", PGS.TS Lưu Văn An cho biết.

cai thieu cua bang xep hang dh la ty le sv ra truong co viec lam

 Thang đo của nhóm xếp hạng đại học lựa chọn theo 3 yếu tố.

Nói về yếu tố cơ sở vật chất trong tiêu chí đánh giá của bảng xếp hạng lần này, ông An cho rằng rất khó để có thể đánh giá được. Có thể có trường diện tích chia cho đầu sinh viên tuy rộng nhưng không được xây dựng, kiến thiết gì mà bỏ hoang thì cũng rất lãng phí và ngược lại.

Ví dụ tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền, PGS.TS Lưu Văn An thừa nhận, dù đã nỗ lực không ngừng để từng bước cải thiện thệ thống cơ sở vật chất của nhà trường nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế.

Tại học viện, hệ thống cơ sở vật chất về phòng học đang trong quá trình nâng cấp các công trình như nhà thư viện, phòng thực hành cho các bộ môn, ra các ấn phẩm, tạp chí (chương trình phát thanh sóng trẻ) để cho các em rèn luyện. Tuy nhiên, tất cả các phòng học của sinh viên hiện nay chưa được lắp đặt điều hòa nhiệt độ.

Nói về số lượng bài đăng trên báo, tạp chí quốc tế, ông Lưu Văn An thông tin: "Đối với nhóm ngành Báo chí - truyền thông, việc đăng bài quốc tế tương đối thuận lợi. Các giảng viên cán bộ nhà trường cũng đã đăng được khoảng hơn 10 bài, nhất là các nghiên cứu sinh đi học tập ở nước ngoài về có trình độ ngoại ngữ và giao tiếp được với các cơ sở mà họ được đào tạo trước đây như Mỹ, Anh, Australia...

Cái khó ở đây là với khối lý luận chính trị, số lượng bài đăng quốc tế thực sự không nhiều. Vẫn chủ yếu là các cán bộ đi học nước ngoài về (chủ yếu là Trung Quốc) và đăng ở tạp chí Trung Quốc".

cai thieu cua bang xep hang dh la ty le sv ra truong co viec lam

 Học viện Báo chí & Tuyên truyền xếp thứ 43/49 trường trong Bảng xếp hạng đại học.

Tuy nhiên, điều mà PGS.TS Lưu Văn An băn khoăn chính là thiếu tiêu chí về "Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường sau một năm có việc làm và đúng chuyên ngành của mình". Đây là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục nhưng lại không được đưa vào Bảng xếp hạng vừa qua.

Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền khẳng định, ở đơn vị này được chia ra làm hai khối ngành khác nhau nhưng điểm đầu vào của tân sinh viên thuộc khối ngành nghiệp vụ (Báo chí - truyền thông) cao hơn so với khối ngành Lý luận chính trị. Ngoài ra, từ 3 năm nay nhà trường cũng tổ chức kỳ thi năng khiếu báo chí để nâng cao chất lượng đầu vào.

Khảo sát sơ bộ cho thấy, tỷ lệ sinh viên khối ngành báo chí - truyền thông của trường sau khi tốt nghiệp một năm có việc làm đúng chuyên ngành ở một số lớp khoảng 90%. Đây là một trong số các yêu cầu trong kiểm định chất lượng đào tạo do Bộ quy định. Sinh viên ngành quan hệ công chúng, quảng cáo khi ra trường phần lớn đều có việc làm bởi nhu cầu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp rất cần có bộ phận truyền thông.

Riêng đối với sinh viên khối Lý luận chính trị, ra trường các em có thể làm ở các cơ quan Đảng, Nhà nước hay các đoàn thể nhân dân. Hoặc các em làm giảng viên cho các trường ĐH, CĐ hay dạy môn GDCD cho các trường phổ thông. Ngoài ra, các em cũng có thể tham gia học thêm văn bằng 2 hoặc chứng chỉ Báo chí truyền thông để có thể có cơ hội làm trong lĩnh vực truyền thông.

"Dù nhóm xếp hạng đại học không hề gặp trực tiếp chúng tôi để trao đổi nhưng tất cả những tham số này, nhà trường đều công khai trên website và họ có thể lấy trên đó về phân tích, đối chiếu và đánh giá. Nhóm nghiên cứu họ đã dựa vào kinh nghiệm và tham khảo ở nước ngoài để làm.

Theo tôi, khảo sát tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm là khó nhất. Bởi khi ra trường, số liệu thu thập từ các em cũng chỉ mang tính tương đối. Nhiều em khi được hỏi cũng ngại nói về độ hài lòng của sinh viên ra trường về chất lượng chương trình đào tạo tại trường. Nếu bảng xếp hạng đưa thêm được tiêu chí này vào thì sẽ hoàn hảo hơn", PGS.TS Lưu Văn An cho biết thêm.

(Nguồn: vietnammoi.vn)
Bình luận
vtcnews.vn