• Zalo

Băng ở Bắc Cực đang tan cực nhanh

Kinh tếThứ Ba, 27/01/2015 06:50:00 +07:00Google News

Đoạn video mới đây được trung tâm khí tượng thủy văn quốc tế công bố, cảnh báo biển băng ở Bắc Cực đang tan chảy một cách đáng báo động.

(VTC News) - Đoạn video mới đây được trung tâm khí tượng thủy văn quốc tế (NOAA) công bố, cảnh báo biển băng ở Bắc Cực đang tan chảy một cách đáng báo động.

Việc Trái đất nóng lên đang khiến băng ở Bắc Cực tan chảy nhanh hơn so với những gì chúng ta đang nghĩ và điều này có thể gây nên viễn cảnh mực nước biển tiếp tục dâng cao, đe dọa nhấn chìm nhiều vùng đất trên thế giới.

Biểu đồ dưới đây được cung cấp bởi Trung tâm dữ liệu Băng và Tuyết Quốc tế (NSIDC) cho thấy sự suy giảm lớp băng nhanh chóng từ năm 1979, các số liệu được đo lường vào các tháng 9 hàng năm, thời điểm băng tan nhanh nhất trong năm.


Điều gì đang xảy ra băng ở Bắc Cực
 
Quy mô của biển băng ở Bắc Cực vào mùa hè năm nay tuy không hẳn đạt mức thấp kỷ lục, nhưng đó là mức thấp nhất lần thứ 6 kể từ khi phương pháp đo bằng vệ tinh được tiến hành tại đây từ năm 1979.

Các nhà khoa học đã ghi nhận rằng, có 8 lần khối lượng băng tại Bắc Cực đã bị thu hẹp quy mô xuống nhỏ nhất trong vòng 8 năm qua.


Việc tăng nhiệt độ này đang khiến băng tan chảy nhanh hơn so với các số liệu nghiên cứu và khiến nước biển đang dâng nhanh hơn. Và xu thế này được các nhà khoa học nhận định là “không thể đảo ngược”, tức là không có tình trạng nước đóng băng trở lại.


Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng các chỏm băng cao tới 2100 mét nằm ở phía Nam đang tan chảy, khiến nước biển trở nên “nhạt” hơn bởi theo ước tính, khối lượng băng nơi đây chiếm trữ lượng 70% nước ngọt thế giới nếu tan chảy hết.


Xem video mức độ tan chảy của băng ở Bắc Cực trong 25 năm qua
Nguồn: NOAA

“Nếu khối băng này tan hoàn toàn, nó có thể tăng mực nước biển toàn cầu 60 mét. Điều đó có thể sẽ không xảy ra, nhưng việc các núi băng tan chảy nhanh hơn đang khiến chúng ta phải lo ngại”, một chuyên gia cho biết.


Việc băng tan chảy ở hai cực, đặc biệt là ở Bắc Cực đang khiến nhiều người lo ngại bởi hậu quả nặng nề mà chúng gây ra: lũ lụt, các sinh vật sống, “xóa sổ” nhiều vùng đất trong biển nước…


Bản báo cáo còn cho thấy, theo đà lượng băng ngày càng ít và lượng nước từ băng tan ngày càng nhiều hơn, đồng thời kết hợp cùng yếu tố ánh sáng mặt trời tất yếu sẽ dẫn đến sự phát triển của các loài thực vật biển.

Băng tan chảy với số lượng lớn khiến con người đang phải đối phó với nguy cơ lũ lụt ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, nước biển dâng cao là mối đe dọa cho các quần đảo nhiệt đới và một vài trong số đó có thể sẽ bị biến mất vĩnh viễn.

Gần đây, vệ tinh ESA đã phát hiện ra hệ quả bất thường khi băng tan chảy ở Nam Cực. Vệ tinh này phân tích các kết quả đo được từ tháng 11/2009 – 6/2012 và thấy rằng, ở những nơi băng tan chảy nhanh, lực hấp dẫn sẽ bị suy yếu và từ đó khiến Trái đất có những biến đổi về trọng lực theo hướng có hại.


Theo một số phép đo phản xạ của NASA kể từ năm 2000 tới nay, lượng bức xạ mặt trời được hấp thụ ở Bắc Cực trong những tháng mùa hè đã tăng gấp 5%.

Con số tuy không lớn nhưng cũng đã đủ giật mình với sự thay đổi quá bất ngờ tại Bắc Cực, mà minh chứng rõ nhất là số lượng các núi băng khổng lồ đang ngày càng tan chảy hiện nay.


Nói tóm lại, chúng ta thật sự sẽ không có nhiều lựa chọn cho việc giới hạn một ngưỡng băng hợp lý tại Bắc Cực hoặc Nam Cực để đảm bảo an toàn cho nhân loại trong tương lai.

Nhưng những biện pháp trước mắt cần thực hiện chắc chắn có việc giảm phát thải khí nhà kính, tích cực trồng cây xanh và bảo vệ môi trường.

Còn trong dài hạn, yếu tố tiên quyết đó là làm sao phục hồi được lượng băng ở hai cực càng sớm càng tốt trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.


» Sự thật kinh hoàng về những tảng băng đen gần Bắc cực
» Chiêm ngưỡng hiện tượng Bắc cực quang đẹp 'rụng rời'
» Ngắm Bắc cực quang kỳ ảo từ lều tuyết siêu sang

An Trần
Bình luận
vtcnews.vn