Thời gian vừa qua, phương pháp chữa bệnh bằng tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh và gia đình nhờ những lời đồn thổi như: Chữa được bách bệnh, lưu trữ trọn đời,...
Thế nhưng, những thông tin này có chính xác? Bác sĩ Tô Phước Hải, công tác tại Bệnh Viện Chợ Rẫy có những thông tin lý giải cho vấn đề này.
Tế bào gốc chữa được bách bệnh?
Tế bào gốc là một dạng tế bào đặc biệt có khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành những loại tế bào chuyên biệt. Nhờ vậy, tế bào gốc được ứng dụng để chữa một số bệnh của cơ quan tạo máu, một số bệnh di truyền bẩm sinh liên quan đến chuyển hoá và suy giảm miễn dịch, ung thư máu.
Phương pháp sử dụng tế bào gốc có nhiều hứa hẹn dùng để chữa được nhiều bệnh nan y như tiểu đường, liệt do chấn tương tuỷ sống, suy tim do tổn thương cơ tim, một số bệnh ung thư và bệnh lý gen...
Tuy nhiên, nếu nói tế bào gốc chữa được bách bệnh thì hoàn toàn không phải.
Tế bào gốc chỉ có thể được lấy từ dây rốn?
Tế bào gốc có tiềm năng cao nhất là tế bào gốc phôi thai với khả năng tăng sinh mạnh mẽ và biệt hóa thành tất cả các dòng tế bào của cơ thể.
Tế bào gốc tạo máu có mặt tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, bánh nhau… Đặc biệt, máu cuống rốn là nguồn chứa ít tế bào gốc nhưng lại có nhiều tế bào thủy tổ có khả năng tự nhân lên, tự đổi mới và tái sửa chữa hệ thống tạo máu cao.
Muốn chữa bệnh, bắt buộc phải dùng nguồn tế bào gốc tự thân?
Ngày nay, ước tính 600.000 ngân hàng máu cuống rốn cá nhân và cộng đồng trên toàn cầu, dự trữ hơn 20.000 đơn vị máu cuống rốn phân phối trên toàn thế giới.
Ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn dành cho cá nhân có một số nhược điểm chính như: Số lượng tế bào gốc không cao và không ổn định do thu thập theo yêu cầu bắt buộc, chỉ dùng cho bản thân người lưu giữ hoặc người trong gia đình, tỷ lệ ứng dụng thường khá thấp gây lãng phí công sức và chi phí thu thập, lưu giữ và bảo quản nếu người lưu giữ không có nhu cầu sử dụng.
Ngược lại, ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn dành cho cộng đồng lại khắc phục được các nhược điểm trên. Các mẫu máu cuống rốn sau khi thu thập từ những sản phụ tình nguyện hiến tặng sẽ được chọn lọc ra các đơn vị có chất lượng cao nhất, nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, trên thế giới cũng có một loại hình ngân hàng "lai", trong đó kết hợp giữa hình thức lưu giữ cá nhân và lưu trữ cộng đồng để có thể chuyển đổi qua lại mục đích sử dụng. Ngoài ra, còn có nhiều phân tích ngân hàng máu cuống rốn ở Châu Âu về thu thập, lưu trữ và sử dụng các sản phẩm này.
Các bệnh nhân Việt phải sang Châu Âu hoặc Mỹ để chữa bệnh bằng tế bào gốc?
Hiện nay, ở khu vực Châu Á có nhiều nước có ngân hàng tế bào gốc phục vụ cho cá nhân lẫn cộng đồng.
Tại Việt Nam cũng có vài trung tâm có lưu trữ máu cuống rốn, nhưng chỉ định điều trị còn hạn chế.
Trong khu vực có các địa chỉ chữa bệnh tại Thái Lan và Nhật đã điều trị thành công rất nhiều căn bệnh nhờ phương pháp tế bào gốc, như: Điều trị rối loạn cương dương, điều trị mãn kinh, tự kỷ, alzheimer, bệnh ALS (xơ cứng cột bên teo cơ), mất điều hoà vận động, bại não, Parkinson, tổn thương tuỷ sống, đột quỵ, thoái hoá điểm vàng, teo thần kinh thị giác, đau lưng mãn tính, viêm xương khớp, ung thư, tiểu đường, bệnh tim, vô sinh do lão hoá buồng trứng, suy gan, suy thận...
Phải bán nhà mới đủ tiền chữa bệnh bằng phương pháp tế bào gốc?
Ưu việt là thế nhưng nhược điểm của phương pháp chữa bệnh bằng tế bào gốc nằm ở chi phí. Chi phí của đơn vị máu cuống rốn bao gồm các chi phí liên quan tới vận động, thu thập, xử lý, xét nghiệm, lưu trữ, bảo quản và ứng dụng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng người bệnh phải "bán nhà" mới đủ tiền chữa bệnh.
Chi phí chữa các bệnh bằng tế bào gốc tại Thái Lan hiện được cho là hợp lý nhất trong khu vực Châu Á. Giá khởi điểm để điều trị những căn bệnh như xương khớp, yếu sinh lý, trẻ hoá có mức giá từ 2000 - 4.000 USD.
Các bệnh nhân bại não sẽ phải chi khoảng 12.000 USD để bắt đầu điều trị. Đối với những bệnh nan y như ung thư, tiểu đường loại 2, chi phí có thể lên đến 25.000 - 30.000 USD.
Tế bào gốc có thể được lưu trữ trọn đời?
Thời gian lưu trữ tối đa cho các tế bào gốc máu cuống rốn là một thời gian không cố định.
Về mặt lý thyết, máu cuống rốn đông lạnh có thể được lưu trữ vô thời hạn, bởi các tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ dưới 1900 độ C, nơi hoạt động sinh học chấm dứt.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh tế bào gốc được lưu trữ trọn đời.
Theo nghiên cứu tại Canada (năm 2015), thời gian lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là 18 năm. Nghiên cứu của tác giả Karen K. Ballen (năm 2013), tế bào gốc máu cuống rốn có thể lưu trữ trên 20 năm mà không ảnh hưởng tới tế bào gốc vạn năng, toàn năng.
Nghiên cứu của tác giả Hal E.Broxmeyer (năm 2011), tế bào gốc máu cuống rốn lưu trữ từ 21 – 23,5 năm mà không ảnh hưởng tới tế bào gốc vạn năng, toàn năng và những tế bào mầm.
Nghiên cứu về thời gian lưu trữ dài nhất cho đến nay đã được Broxmeyer công bố vào năm 2011 cho thấy rằng, tế bào gốc được bảo quản từ 21 - 23,5 năm vẫn hoạt động tốt sau giải đông và được ghép như mong đợi. Như vậy, khoảng thời gian tế bào gốc được lưu trữ dài nhất là hiện nay là 23,5 năm.
Video: Báo động dịch chó dại vào mùa
Bình luận