(VTC News) – Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định khi các nhà đầu tư nước ngoài có quyền khai thác các dự án đường cao tốc, họ cũng không thể tăng phí một cách tùy tiện.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết hiện nay Trung ương đảng, Quốc hội, Chính phủ đang chỉ đạo ngành giao thông cần có đột phá kết cấu hạ tầng giao thông với một số công trình hiện đại để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội. Để phát triển kinh tế, xã hội, giao thông vận tải phải đi trước.
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công nên vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng gia thông hạn chế.
“Vì vậy, Bộ GTVT đề xuất nhiều cơ chế để huy động các nguồn lực từ xã hội, doanh nghiệp, tư nhân, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.
Trong 3 năm qua, việc huy động vốn ngoài xã hội để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông gần 160.000 tỷ đồng bằng 60% tổng vốn đầu tư của ngân sách, vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Người đứng đầu Bộ GTVT cho biết thêm, hiện tại Bộ đang nghiên cứu chuyển giao quyền khai thác kết cấu hạ tầng cho các nhà đầu tư khai thác, thu phí, quản lý. Bộ GTVT cũng đang xây dựng đề án tổng thể để báo cáo Chính phủ trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Thăng cho biết hiện tại đang khai thác được 524 km đường cao tốc. “Nếu chúng ta thực hiện việc chuyển nhượng quyền khai thác cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ có tiền lại tiếp tục đầu tư 524 km. Mục tiêu đến 2020 Việt Nam có 2.000 km đường cao tốc là hoàn toàn có thể”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ GTVT cũng đồng cảm khi người dân lo lắng nếu nhà đầu tư nước ngoài khai thác sẽ thu phí cao.
Bộ trưởng Thăng cũng khẳng định sẽ không để những lo lắng của người dân xảy ra. Hiện tại, tuyến đường cao tốc Trung Lương đã chuyển giao quản lý, khai thác được 5 năm và đã tỏ ra hiệu quả. Tiền thu về được tiếp tục đầu tư cho hạ tầng khác.
“Hiện tại, một số nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm và xin được chuyển giao toàn bộ hợp đồng đã ký của Bộ GTVT với các nhà đầu tư khác. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ kế thừa toàn bộ điều kiện nhà đầu tư trước đây đã ký và họ phải thực hiện theo quy định đó”, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Người đứng đầu Bộ GTVT cũng thông tin thêm, mức phí sẽ được thu theo khung giá của Bộ Tài chính đã quy định và theo các điều kiện của hợp đồng.
“Họ muốn cũng không thể tăng giá tùy tiện được vì phải thực hiện theo đúng điều khoản của hợp đồng”, Bộ trưởng Thăng tiếp tục khẳng định.
Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý, vận hành khai thác đường, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn thuê người Việt phải theo giá thị trường và phải phù hợp nhu cầu người lao động.
“Chuyển giao kết cấu hạ tầng, tăng nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu quản lý của nhà nước, quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Phạm Thịnh
Chiều 18/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng hiện nay việc chuyển giao quyền quản lý, thu phí một số đường cao tốc ở Việt Nam còn khá mới mẻ.
“Nếu là đối tác nước ngoài trúng thầu, họ thu phí cao, lại thuê nhân công Việt Nam với mức thấp thì ảnh hưởng lợi ích quốc gia. Ưu nhược điểm của vấn đề này thế nào?”, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà đặt câu hỏi.
“Nếu là đối tác nước ngoài trúng thầu, họ thu phí cao, lại thuê nhân công Việt Nam với mức thấp thì ảnh hưởng lợi ích quốc gia. Ưu nhược điểm của vấn đề này thế nào?”, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà đặt câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) |
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết hiện nay Trung ương đảng, Quốc hội, Chính phủ đang chỉ đạo ngành giao thông cần có đột phá kết cấu hạ tầng giao thông với một số công trình hiện đại để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội. Để phát triển kinh tế, xã hội, giao thông vận tải phải đi trước.
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công nên vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng gia thông hạn chế.
|
Trong 3 năm qua, việc huy động vốn ngoài xã hội để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông gần 160.000 tỷ đồng bằng 60% tổng vốn đầu tư của ngân sách, vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Người đứng đầu Bộ GTVT cho biết thêm, hiện tại Bộ đang nghiên cứu chuyển giao quyền khai thác kết cấu hạ tầng cho các nhà đầu tư khai thác, thu phí, quản lý. Bộ GTVT cũng đang xây dựng đề án tổng thể để báo cáo Chính phủ trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Thăng cho biết hiện tại đang khai thác được 524 km đường cao tốc. “Nếu chúng ta thực hiện việc chuyển nhượng quyền khai thác cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ có tiền lại tiếp tục đầu tư 524 km. Mục tiêu đến 2020 Việt Nam có 2.000 km đường cao tốc là hoàn toàn có thể”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định không có chuyện nhà đầu tư nước ngoài tùy tiện tăng phí |
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ GTVT cũng đồng cảm khi người dân lo lắng nếu nhà đầu tư nước ngoài khai thác sẽ thu phí cao.
Bộ trưởng Thăng cũng khẳng định sẽ không để những lo lắng của người dân xảy ra. Hiện tại, tuyến đường cao tốc Trung Lương đã chuyển giao quản lý, khai thác được 5 năm và đã tỏ ra hiệu quả. Tiền thu về được tiếp tục đầu tư cho hạ tầng khác.
“Hiện tại, một số nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm và xin được chuyển giao toàn bộ hợp đồng đã ký của Bộ GTVT với các nhà đầu tư khác. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ kế thừa toàn bộ điều kiện nhà đầu tư trước đây đã ký và họ phải thực hiện theo quy định đó”, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Người đứng đầu Bộ GTVT cũng thông tin thêm, mức phí sẽ được thu theo khung giá của Bộ Tài chính đã quy định và theo các điều kiện của hợp đồng.
“Họ muốn cũng không thể tăng giá tùy tiện được vì phải thực hiện theo đúng điều khoản của hợp đồng”, Bộ trưởng Thăng tiếp tục khẳng định.
Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý, vận hành khai thác đường, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn thuê người Việt phải theo giá thị trường và phải phù hợp nhu cầu người lao động.
“Chuyển giao kết cấu hạ tầng, tăng nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu quản lý của nhà nước, quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Phạm Thịnh
Bình luận