(VTC News) – Nói về văn hóa giao thông, GS-TSKH, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân cho rằng bạn bè quốc tế đang chê ta thiếu văn minh.
Khi nói về văn hóa giao thông của người Việt, gần như ai cũng đều lắc đầu ngán ngẩm, cho rằng đó là căn bệnh đã quá trầm kha, gần như vô phương cứu chữa. VTC News trò chuyện với Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Đại học An Giang, nhà nông học có đóng góp rất lớn cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Về ý thức văn hóa giao thông của người Việt, GS-TSKH Võ Tòng Xuân nói:
GS.TS Võ Tòng Xuân (Ảnh: Internet) |
Sau những chuyến công tác ở nước ngoài, về Việt Nam tôi thấy đúng là mình đang ở trong một đất nước không có trật tự, nề nếp gì cả. Rất ít người biết giữ trật tự khi tham gia giao thông.
Nhiều bạn bè quốc tế khi đến thăm Việt Nam có nói với tôi là sao người dân ở đây lạc hậu thế, không có tí văn minh nào khi tham gia giao thông cả.
Ra đường mới thấy chẳng ai chịu nhường ai. Hơi kẹt xe một chút thì mạnh ai người ấy tiến, có khi còn va chạm cả vào nhau khiến tình trạng đó càng trở nên tồi tệ hơn.
Ở Việt Nam mình, tôi thấy thiếu văn hóa xếp hàng và điều đó hiện hữu cả khi họ tham gia giao thông. Ai cũng muốn xông lên đi trước người khác. Việt Nam là quốc gia mà nếu tính bình quân đầu người thì có nhiều xe máy nhất nhì thế giới.
Tôi không phủ nhận hiện nay xe máy là phương tiện rất tiện lợi cho chúng ta, nhưng những người sử dụng nó đang chẳng có ý thức chấp hành luật giao thông. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước ở lĩnh vực này, đặc biệt là lực lượng cảnh sát giao thông có một bộ phận không nhỏ cán bộ vòi vĩnh quá nhiều.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân “tích cực” vi phạm luật bởi họ nghĩ đơn giản là nếu vi phạm có tiền là xong hết.
- Phần lớn người thiếu văn hóa giao thông ở lứa tuổi nào thưa ông?
|
- Căn bệnh được xem là rất khó chữa này bắt nguồn từ đâu, thưa Giáo sư?
Trước hết phải kể tới lỗi của ngành giáo dục. Lẽ ra phải giáo dục tốt về ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông cho trẻ từ tấm bé, trước cả khi các cháu vào lớp mầm.
Trên thực tế, tôi thấy mình chưa có phương pháp giáo dục để trẻ thấy phải có tôn ti trật tự, nề nếp khi tham gia giao thông.
Giờ ở nhiều trường mầm non tôi thấy các thầy cô giáo còn chưa chuẩn mực chấp hành luật giao thông thì làm sao làm gương cho con trẻ được?
Rồi ra ngoài đường các cháu lại thấy đèn vàng hay đèn đỏ người lớn vẫn chạy xe như thường thì hỏi sao khi trưởng thành chúng không bắt chước thói hư tật xấu đó?
Chưa kể giáo dục khi đó sẽ trở nên phản tác dụng do trẻ không biết tin ai, cô giáo đúng hay các bậc phụ huynh vượt đèn đỏ ầm ầm đó đúng?
- Những vụ tai nạn giao thông thảm khốc liên tục xảy ra có liên quan gì đến vấn đề văn hóa giao thông, thưa Giáo sư?
Ngày còn ở Nhật Bản, trong khuôn viên một trường đại học, có lần tôi vừa đạp xe vừa nói chuyện với bạn bè. Khi đi qua mấy cháu nhỏ, chúng nhắc nhở tôi là cô giáo dạy nếu đạp xe chỉ được đi một hàng thôi chứ không được dàn hàng ngang ra như thế.
Người ta đua nhau tự nhận là 'vô văn hóa giao thông' mà gương mặt không chút xấu hổ. Ảnh: Kiều Vui |
Hay ở những ngã ba, ngã tư dù vắng người qua lại, nhưng cứ thấy đèn đỏ là họ dừng. Không như ở Việt Nam cứ đèn đỏ mà vắng bóng người là họ phóng tít. Như vậy có thể thấy từ con trẻ tới người lớn ở các quốc gia như Nhật Bản đều rất lịch sự khi tham gia giao thông.
Theo bạn, phần lớn người Việt thiếu văn hóa giao thông?
|
Tương tự ở Mỹ hay ở các nước thuộc châu Âu, cứ có biển báo là họ dừng lại nhường đường cho người khác. Người ta cũng chẳng đỗ xe đè lên vạch trắng kẻ đường dành cho người đi bộ như ở Việt Nam. Đó chính là lý do ở ta hay xảy ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc.
Trong khi người nước ngoài càng khiêm tốn, lịch sự khi tham gia giao thông đến đâu thì phần lớn các bạn trẻ ở Việt Nam do muốn thể hiện mình khác biệt, muốn cho cả thiên hạ thấy “à mình hay hơn người khác” nên phóng nhanh, vượt ẩu.
- Tất nhiên không thể đổ mọi tội lỗi lên đầu ngành giáo dục khi mà ý thức tham gia giao thông của người Việt còn kém. Ông có nghĩ vậy không?
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận