(VTC News) – Không trực tiếp cầm súng nhưng Đoàn Công Tính chiến đấu bằng chiếc máy ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trong cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc.
Phóng viên Đoàn Công Tính vượt sông Sê Băng Hiêng tác nghiệp bên nước bạn Lào tháng 3 năm 1971. |
Cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính (sinh năm 1943, ở Hải Phòng), lớn lên ở Nam Định.
Ông là phóng viên ảnh của báo Quân đội Nhân dân năm 1969, được phân công đi tác nghiệp tại chiến trường.
Đó là thời điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhưng anh phóng viên trẻ đã hăng hái đi một mạch từ Bắc vào Nam, ghi lại những hình ảnh hào hùng, sục sôi của cuộc chiến.
Ông là phóng viên ảnh của báo Quân đội Nhân dân năm 1969, được phân công đi tác nghiệp tại chiến trường.
Đó là thời điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhưng anh phóng viên trẻ đã hăng hái đi một mạch từ Bắc vào Nam, ghi lại những hình ảnh hào hùng, sục sôi của cuộc chiến.
Ông trầm ngâm nhớ lại, ngày 28/6/1972, pháo từng cơn trút xuống Thành cổ Quảng Trị. Đế quốc Mỹ huy động 2 sư đoàn lính thủy đánh bộ và nhiều đơn vị khác tiến theo một vệt bom rải thảm của B52, hòng giành giật lại mảnh đất liên quan đến Hội nghị Pa-ri mà thế giới hết sức chú ý.
Sau khi chiếm lại được một khu vực rộng lớn của tỉnh Quảng Trị, địch tăng cường củng cố vị trí đứng chân, hình thành thế bao vây thị xã, đánh chiếm các cao điểm phía tây, đánh chiếm từng thôn xã phía đông tập trung chiếm thị xã với mục tiêu phải cắm cờ lên Thành cổ trước ngày 10/7 để gây sức ép với ta tại Hội nghị Pa-ri dự định họp lại vào ngày 13/7/1972.
"Trong hai ngày và đêm nay, các đơn vị không được để một tên địch nào lọt vào thành". |
Ngày 12/7, đế quốc Mỹ tăng cường thêm bộ binh và hỏa lực các loại với mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh để chúng tuyên bố với thế giới rằng Việt Nam chưa lấy lại được Quảng Trị.
Thời điểm ấy, có rất nhiều phóng viên của Việt Nam và quốc tế đến đưa tin nhưng chỉ phóng viên ảnh Đoàn Công Tính là người xâm nhập vào được Thành cổ Quảng Trị.
Ngày 26/7/1972, Ban chỉ huy Trung đoàn 48 và các đơn vị bạn bảo vệ Thành cổ nhận được quyết định từ Chính ủy gửi vào, có nội dung: "Trong hai ngày và đêm nay, các đơn vị không được để một tên địch nào lọt vào thành".
Nhận được quyết định "kiên quyết không để địch cắm cờ lên Thành cổ", bộ đội ta chiến đấu anh dũng, liên tiếp đập tan những cuộc tấn công của quân địch.
Và để đánh lừa dư luận, đế quốc Mỹ đã dựng nên những hiện trường giả, cắm cờ trên Thành cổ để chụp ảnh, quay phim. Chúng chọn bức tường do bom đạn Mỹ đánh đổ nát ở nhà thờ Trầm Lý (cách thị xã 3km) để cắm cờ lên đó.
Kiên quyết không để địch cắm cờ lên Thành cổ |
Tất cả các phóng viên chỉ được ở ngoài để lấy tin từ các chuyến chuyển thương, không một ai được vào trong thành bởi trước đó, đã có hai nhà báo, một người quay phim tử trận khi tìm cách xâm nhập Thành cổ.
Thời điểm này, trên bàn đàm phán Pa-ri, có cuộc tranh cãi rất gay gắt “ai là người làm chủ được thị xã và Thành cổ Quảng Trị?" - điều này đã thôi thúc người phóng viên nhiệt huyết cần phải vào tận nơi tìm hiểu để làm dẫn chứng trên cuộc đàm phán.
Đoàn Công Tính nhớ lại, ngày 15/8/1972 từ bờ sông Thạch Hãn nhìn sang phía thành cổ, đạn pháo của địch bắn vào thành sáng cả bầu trời. Mặt đất như rung chuyển vì những đợt pháo kích của địch.
Trận đánh càng lúc càng ác liệt, khi năn nỉ những cán bộ tải thương để được vào thành, ông chỉ nhận được những cái lắc đầu.
Rất may lúc đó, ông gặp được hai cô du kích tên Lệ và Hào mới từ trong “chảo lửa" ra. Sau một hồi thuyết phục, trước quyết tâm muốn vào thành cổ của anh phóng viên chiến trường, hai cô đồng ý: "Thấy anh là nhà báo, chúng em tình nguyện đưa vào nhưng phải xin phép chỉ huy".
"Có thể ngày mai đây một số anh em chúng tôi không còn nữa. Nhưng thành cổ sẽ sống mãi với vinh quang của đất nước" |
Ông Tính còn nhớ mãi câu nói của một chiến sĩ: "Có thể ngày mai đây một số anh em chúng tôi không còn nữa. Nhưng thành cổ sẽ sống mãi với vinh quang của đất nước”.
Từ những lời nói thiêng liêng như lời di chúc đó, ông đã bất chấp bom đạn để “giành giật” những bức ảnh từ tay thần chết, những hình ảnh sống và chiến đấu vừa bình dị, vừa oai hùng của các chiến sĩ trẻ đã hi sinh cho tổ quốc.
Và hôm nay, sau bao nhiêu năm cầm máy, lăn lộn trên khắp chiến trường, có những trận đánh diễn ra rất gay gắt, ác liệt và mỗi một trận đánh, một chiến trường đều để lại những kỷ niệm trên chiếc máy ảnh là nguồn vũ khí vô giá ông mang trên vai.
Gần hai 20 năm “gác máy”, nhưng những bức hình mà Đoàn Công Tính ghi lại những thời khắc lịch sử của đất nước luôn là những kỷ niệm sống mãi với ông trong suốt cuộc đời.
Từ những lời nói thiêng liêng như lời di chúc đó, ông đã bất chấp bom đạn để “giành giật” những bức ảnh từ tay thần chết, những hình ảnh sống và chiến đấu vừa bình dị, vừa oai hùng của các chiến sĩ trẻ đã hi sinh cho tổ quốc.
Và hôm nay, sau bao nhiêu năm cầm máy, lăn lộn trên khắp chiến trường, có những trận đánh diễn ra rất gay gắt, ác liệt và mỗi một trận đánh, một chiến trường đều để lại những kỷ niệm trên chiếc máy ảnh là nguồn vũ khí vô giá ông mang trên vai.
Gần hai 20 năm “gác máy”, nhưng những bức hình mà Đoàn Công Tính ghi lại những thời khắc lịch sử của đất nước luôn là những kỷ niệm sống mãi với ông trong suốt cuộc đời.
Dương Bình
Bình luận