(VTC News) - Hệ lụy đáng buồn sau scandal Quỳnh Anh Got Talent là bài học đắt giá cho việc ăn thua, gặt lúa non của các chương trình tìm kiếm tài năng nhí.
Gặt lúa non và ngắt ngọn
Dường như, sự bùng nổ các chương trình truyền hình thực tế dành cho thiếu nhi là cách nhanh nhất tìm ra các nhân tài nhỏ tuổi ở đủ mọi lĩnh vực, từ tài năng tạp kĩ đến tài năng âm nhạc, nhảy múa, catwalk, nấu ăn…
Không cần được đào tạo bài bản hay trải qua quá trình khổ luyện vất vả, chỉ cần có một chút tài năng, cộng thêm hoàn cảnh éo le là đủ gia vị tuyệt vời cho công thức ‘tạo sao’ nhí của các nhà sản xuất.
Các em thiếu nhi khi đăng ký tham gia những sân chơi này, với tâm lý hồn nhiên con trẻ, thường không nặng yếu tố giải thưởng, thắng thua. Nhưng với nhà sản xuất – những người làm kinh tế, luôn cân đo đong đếm lỗ - lãi cho suất đầu tư thì biết cách khai thác sự hồn nhiên đó để cho ra đời lợi nhuận.
Thêm vào đó, hầu như ông bố bà mẹ nào cũng khao khát sự nổi tiếng của con cái. Sự ‘ăn thua’ trong mỗi cuộc thi đôi khi xuất phát từ chính áp lực của các bậc làm cha làm mẹ.
Đó là lý do vì sao Quỳnh Anh trở thành ‘hiện tượng’ giữa tâm bão scandal mùa Vietnam’s Got Talent đầu tiên.
Sau khi Quỳnh Anh bị loại, mẹ cô bé lập tức lên các phương tiện truyền thông, trang tin nội bộ nơi bà làm việc đưa ra những ý kiến gay gắt cho rằng con gái mình bị loại thiếu thuyết phục.
Đi cùng với đó là những tranh cãi ồn ào, cách hành xử lời qua tiếng lại thiếu văn minh giữa những người lớn đẩy cô bé 15 tuổi vào vòng xoáy dư luận không đáng có.
Sự ăn thua của bà mẹ, chiêu trò thu hút sự chú ý dư luận của nhà sản xuất đã dẫn đến hệ lụy thật đáng buồn, đó là sự tổn thương của một cô bé mới lớn, về lòng tin cuộc sống khi lần đầu bước chân vào một sân chơi mang tính giải trí.
Các thí sinh nhí bước vào các cuộc thi với sự khao khát nổi tiếng của người lớn, để rồi sau khi bước ra khỏi những sân chơi này, các em ngay lập tức bị đẩy vào nền công nghiệp giải trí, thu hoạch lúa non và ngắt ngọn quá sớm.
Phương Mỹ Chi của The Voice Kids là minh chứng rõ ràng nhất cho việc thu ‘thu hoạch’ lúa non của gia đình cô bé.
Với sức nóng, mức cát xê ngất ngưởng sau chương trình, ‘hiện tượng dân ca’ lao ngay vào nền công nghiệp giải trí, mải mê chạy show, kiếm tiền mua nhà cho bố mẹ, đến mức phải lùi đi lùi lại thời gian nhập học đầu năm mới, cũng như việc học hành sau đó.
Không phải ngẫu nhiên mà những học viện âm nhạc nhí được lập ra, hay Thanh Bùi chỉ cho các em chạy show sau khi hoàn thiện đầy đủ các khóa đào tạo bài bản.
Bởi phải trang bị cho các em đầy đủ kiến thức, hành trang để bước chân vào thế giới showbiz nhiều cám dỗ, thị phi và đầy khắc nghiệt, tài năng nhí mới tỏa sáng và phát triển đường dài.
Bước ra khỏi các chương trình truyền hình thực tế, các tài năng nhí mới chỉ là viên ngọc thô, những người ‘thợ hát’, ‘thợ nhảy’, ‘thợ nấu ăn’ tí hon. Để đi được con đường này, cần rất nhiều sự đầu tư thời gian và công sức.
Sự hồn nhiên con trẻ bị mất đi, tuổi thơ bị đánh cắp và đôi khi cả sự phát triển lệch chuẩn từ chính những toan tính thu hoạch lúa non, ngắt ngọn của không ít các bậc làm cha làm mẹ và nhà sản xuất.
Tỏa sáng rồi vụt tắt
Các chương trình tìm kiếm tài năng nở rộ như nấm sau mưa khiến nhiều người đặt câu hỏi: Tài năng ở đâu ra mà lắm thế? Các em có kịp lớn cho nhà sản xuất khai thác?
Mỗi một năm, các chương trình truyền hình thực tế cho ‘ra lò’ hàng loạt tài năng ở đủ các thể loại. Nhưng sự thiếu định hướng, đầu tư sau đó đã khiến mọi sự tung hô, tỏa sáng vụt tắt sau đó không lâu.
Còn nhớ ở một cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam mùa đầu tiên, hai nhóc tì đăng quang đã thuyết phục hoàn toàn người xem. Nhưng thiếu sự ươm mầm, đầu tư bài bản, khiến hiếm hoi lắm người ta mới thấy các em xuất hiện trong những màn biểu diễn ở đám cưới, chứ không phải những chương trình chính thống của nhà đài.
Quán quân chương trình Tìm kiếm tài năng âm nhạc nhí ‘đổi đời’ nhờ sức nóng có được sau khi chương trình kết thúc cũng không giữ được sức nóng ấy quá lâu.
Nhà sản xuất cứ việc sản xuất chương trình ồ ạt, các bậc phụ huynh cứ háo hức đưa con mình đi tìm kiếm ánh hào quang, chỉ có các tài năng nhí không biết tuổi thơ và sự hồn nhiên mất dần đi như thế nào.
Liệu còn khai thác lúa non, ngắt ngọn đến bao giờ?
An Yên
Gặt lúa non và ngắt ngọn
Dường như, sự bùng nổ các chương trình truyền hình thực tế dành cho thiếu nhi là cách nhanh nhất tìm ra các nhân tài nhỏ tuổi ở đủ mọi lĩnh vực, từ tài năng tạp kĩ đến tài năng âm nhạc, nhảy múa, catwalk, nấu ăn…
Không cần được đào tạo bài bản hay trải qua quá trình khổ luyện vất vả, chỉ cần có một chút tài năng, cộng thêm hoàn cảnh éo le là đủ gia vị tuyệt vời cho công thức ‘tạo sao’ nhí của các nhà sản xuất.
Các em thiếu nhi khi đăng ký tham gia những sân chơi này, với tâm lý hồn nhiên con trẻ, thường không nặng yếu tố giải thưởng, thắng thua. Nhưng với nhà sản xuất – những người làm kinh tế, luôn cân đo đong đếm lỗ - lãi cho suất đầu tư thì biết cách khai thác sự hồn nhiên đó để cho ra đời lợi nhuận.
Đó là lý do vì sao Quỳnh Anh trở thành ‘hiện tượng’ giữa tâm bão scandal mùa Vietnam’s Got Talent đầu tiên.
Sau khi Quỳnh Anh bị loại, mẹ cô bé lập tức lên các phương tiện truyền thông, trang tin nội bộ nơi bà làm việc đưa ra những ý kiến gay gắt cho rằng con gái mình bị loại thiếu thuyết phục.
Đi cùng với đó là những tranh cãi ồn ào, cách hành xử lời qua tiếng lại thiếu văn minh giữa những người lớn đẩy cô bé 15 tuổi vào vòng xoáy dư luận không đáng có.
Sự ăn thua của bà mẹ, chiêu trò thu hút sự chú ý dư luận của nhà sản xuất đã dẫn đến hệ lụy thật đáng buồn, đó là sự tổn thương của một cô bé mới lớn, về lòng tin cuộc sống khi lần đầu bước chân vào một sân chơi mang tính giải trí.
Các thí sinh nhí bước vào các cuộc thi với sự khao khát nổi tiếng của người lớn, để rồi sau khi bước ra khỏi những sân chơi này, các em ngay lập tức bị đẩy vào nền công nghiệp giải trí, thu hoạch lúa non và ngắt ngọn quá sớm.
Phương Mỹ Chi của The Voice Kids là minh chứng rõ ràng nhất cho việc thu ‘thu hoạch’ lúa non của gia đình cô bé.
Với sức nóng, mức cát xê ngất ngưởng sau chương trình, ‘hiện tượng dân ca’ lao ngay vào nền công nghiệp giải trí, mải mê chạy show, kiếm tiền mua nhà cho bố mẹ, đến mức phải lùi đi lùi lại thời gian nhập học đầu năm mới, cũng như việc học hành sau đó.
Không phải ngẫu nhiên mà những học viện âm nhạc nhí được lập ra, hay Thanh Bùi chỉ cho các em chạy show sau khi hoàn thiện đầy đủ các khóa đào tạo bài bản.
Bởi phải trang bị cho các em đầy đủ kiến thức, hành trang để bước chân vào thế giới showbiz nhiều cám dỗ, thị phi và đầy khắc nghiệt, tài năng nhí mới tỏa sáng và phát triển đường dài.
Bước ra khỏi các chương trình truyền hình thực tế, các tài năng nhí mới chỉ là viên ngọc thô, những người ‘thợ hát’, ‘thợ nhảy’, ‘thợ nấu ăn’ tí hon. Để đi được con đường này, cần rất nhiều sự đầu tư thời gian và công sức.
Sự hồn nhiên con trẻ bị mất đi, tuổi thơ bị đánh cắp và đôi khi cả sự phát triển lệch chuẩn từ chính những toan tính thu hoạch lúa non, ngắt ngọn của không ít các bậc làm cha làm mẹ và nhà sản xuất.
Tỏa sáng rồi vụt tắt
Các chương trình tìm kiếm tài năng nở rộ như nấm sau mưa khiến nhiều người đặt câu hỏi: Tài năng ở đâu ra mà lắm thế? Các em có kịp lớn cho nhà sản xuất khai thác?
Mỗi một năm, các chương trình truyền hình thực tế cho ‘ra lò’ hàng loạt tài năng ở đủ các thể loại. Nhưng sự thiếu định hướng, đầu tư sau đó đã khiến mọi sự tung hô, tỏa sáng vụt tắt sau đó không lâu.
Quán quân chương trình Tìm kiếm tài năng âm nhạc nhí ‘đổi đời’ nhờ sức nóng có được sau khi chương trình kết thúc cũng không giữ được sức nóng ấy quá lâu.
Nhà sản xuất cứ việc sản xuất chương trình ồ ạt, các bậc phụ huynh cứ háo hức đưa con mình đi tìm kiếm ánh hào quang, chỉ có các tài năng nhí không biết tuổi thơ và sự hồn nhiên mất dần đi như thế nào.
Liệu còn khai thác lúa non, ngắt ngọn đến bao giờ?
An Yên
Bình luận