Việc Pháp hành động để ngăn chặn các siêu thị loại bỏ thức ăn thừa có thể khiến cho nhiều người Việt phải suy nghĩ về thói quen ăn uống của mình.
Quốc hội Pháp đã thông qua một điề luật trong đó các siêu thị buộc phải mang thực phẩm bán ế đem cho các tổ chức từ thiện hoặc sử dụng làm thức ăn cho gia súc thay vì đổ bỏ như trước.
Quy định mới cũng chỉ rõ rằng siêu thị nào vi phạm sẽ phải chịu mức phạt lên tới 75.000 euro (hơn 1,8 tỉ đồng), thậm chí người có trách nhiệm sẽ phải chịu án phạt tù nếu cố ý không thực hiện quy định. Quy định này có hiệu lực đối với các siêu thị lớn có diện tích từ 400m2 trở lên.
Điều luật này được thông qua là động thái giải quyết tình trạng bức xúc lâu nay tồn tại ở Pháp về vấn đề lãng phí thực phẩm.
Trước đây, đối với thực phẩm thừa sắp hết hạn sử dụng hoặc thực phẩm bị lỗi trong quá trình vận chuyển, bày bán, các siêu thị thường yêu cầu nhân viên làm hỏng hẳn những thực phẩm này trước khi đem vứt ra thùng rác. Với chính sách mới, các siêu thị không được phép tiến hành biện pháp gây lãng phí này nữa.
Để tránh việc thực phẩm bị bỏ đi tiếp tục được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào, các siêu thị đã có rất nhiều cách để khiến thực phẩm không thể nào dùng được nữa, bên cạnh việc làm vỡ, hỏng, giập, họ thậm chí đổ cả hóa chất lên thực phẩm bị bỏ đi để tránh trường hợp có người tới nhặt và đem dùng lại số thực phẩm bị loại bỏ này.
Biện pháp này không hẳn là để bảo vệ sức khỏe người sử dụng mà còn như một kiểu “không bán được thì đập bỏ”.
Nhiều chiến dịch phản đối cách hành xử này của các siêu thị đã được tiến hành tại Pháp, các nhà hoạt động xã hội lên án việc lãng phí thực phẩm của các siêu thị trong khi còn có rất nhiều người nghèo không đủ tiền mua thức ăn.
Việc Pháp chính thức hành động để ngăn chặn việc lãng phí thực phẩm ở các siêu thị tại nước này khiến nhiều người Việt phải suy nghĩ. Liệu đến bao giờ Việt Nam có thể ra một đạo luật tương tự?
Thực tế, không ít người cảm thấy xấu hổ khi chứng kiến hình ảnh người Việt đi ăn buffet đã xô đẩy, chen lấn để giành thức ăn, khi lấy được thì lấy cho thật nhiều để rồi không ăn hết lại bỏ thừa lại. Thậm chí, tại Thái Lan, từng xuất hiện một tấm biển nhắc nhở người Việt về chuyện ăn buffet.
Tại Việt Nam, một trong những sự việc gây xôn xao dư luận nhất là việc hàng nghìn người xếp hàng ăn buffet miễn phí tại một cửa hàng Sushi trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) vào tháng 10/2013.
Số lượng người xếp hàng vượt xa mức dự tính của cửa hàng, gây ra tình trạng ách tắc giao thông, một số người còn vô ý chen lấn, xô đẩy chỉ để có được phần ăn, thậm chí có người còn nhảy cả vào bếp, lấy thức ăn rồi đứng ăn luôn trong đó.
Một nhân viên cửa hàng cho biết, có khách hàng còn lấy cả khay đồ xong ăn 1 miếng, trong khi buổi sáng cửa hàng hết thực phẩm cho cả ngày, để làm kịp buổi chiều nhân viên phải ra chợ mua gấp để phục vụ khách.
Nguồn: Báo Đất Việt
Quốc hội Pháp đã thông qua một điề luật trong đó các siêu thị buộc phải mang thực phẩm bán ế đem cho các tổ chức từ thiện hoặc sử dụng làm thức ăn cho gia súc thay vì đổ bỏ như trước.
Quy định mới cũng chỉ rõ rằng siêu thị nào vi phạm sẽ phải chịu mức phạt lên tới 75.000 euro (hơn 1,8 tỉ đồng), thậm chí người có trách nhiệm sẽ phải chịu án phạt tù nếu cố ý không thực hiện quy định. Quy định này có hiệu lực đối với các siêu thị lớn có diện tích từ 400m2 trở lên.
Theo luật mới tại Pháp, siêu thị vứt bỏ đồ ăn bán ế là phạm pháp |
Trước đây, đối với thực phẩm thừa sắp hết hạn sử dụng hoặc thực phẩm bị lỗi trong quá trình vận chuyển, bày bán, các siêu thị thường yêu cầu nhân viên làm hỏng hẳn những thực phẩm này trước khi đem vứt ra thùng rác. Với chính sách mới, các siêu thị không được phép tiến hành biện pháp gây lãng phí này nữa.
Để tránh việc thực phẩm bị bỏ đi tiếp tục được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào, các siêu thị đã có rất nhiều cách để khiến thực phẩm không thể nào dùng được nữa, bên cạnh việc làm vỡ, hỏng, giập, họ thậm chí đổ cả hóa chất lên thực phẩm bị bỏ đi để tránh trường hợp có người tới nhặt và đem dùng lại số thực phẩm bị loại bỏ này.
Biện pháp này không hẳn là để bảo vệ sức khỏe người sử dụng mà còn như một kiểu “không bán được thì đập bỏ”.
Nhiều chiến dịch phản đối cách hành xử này của các siêu thị đã được tiến hành tại Pháp, các nhà hoạt động xã hội lên án việc lãng phí thực phẩm của các siêu thị trong khi còn có rất nhiều người nghèo không đủ tiền mua thức ăn.
Việc Pháp chính thức hành động để ngăn chặn việc lãng phí thực phẩm ở các siêu thị tại nước này khiến nhiều người Việt phải suy nghĩ. Liệu đến bao giờ Việt Nam có thể ra một đạo luật tương tự?
Thực tế, không ít người cảm thấy xấu hổ khi chứng kiến hình ảnh người Việt đi ăn buffet đã xô đẩy, chen lấn để giành thức ăn, khi lấy được thì lấy cho thật nhiều để rồi không ăn hết lại bỏ thừa lại. Thậm chí, tại Thái Lan, từng xuất hiện một tấm biển nhắc nhở người Việt về chuyện ăn buffet.
Số lượng người xếp hàng vượt xa mức dự tính của cửa hàng, gây ra tình trạng ách tắc giao thông, một số người còn vô ý chen lấn, xô đẩy chỉ để có được phần ăn, thậm chí có người còn nhảy cả vào bếp, lấy thức ăn rồi đứng ăn luôn trong đó.
Một nhân viên cửa hàng cho biết, có khách hàng còn lấy cả khay đồ xong ăn 1 miếng, trong khi buổi sáng cửa hàng hết thực phẩm cho cả ngày, để làm kịp buổi chiều nhân viên phải ra chợ mua gấp để phục vụ khách.
Nguồn: Báo Đất Việt
Bình luận