(VTC News) - Trước một tình huống gây khó chịu, người sẵn sàng rút dao đâm đối phương, người có thể bỏ qua chuyện khó chịu, bác sỹ tư vấn cách kiểm soát tức giận?
Một bác sỹ tại bệnh viện 103 cho biết: Ở khâu cấp cứu ban đầu, nhiều ca phải vào viện cấp cứu vì đâm chém chỉ vì không kìm chế nổi khi mâu thuẫn nhỏ xảy ra trên đường đi.
Và trên thực tế, nhiều vụ việc đã xảy ra trong thời gian qua.
Lúc 15h30 phút ngày 11/9, một vụ đánh nhau đã xảy ra tại đường Kinh Dương Vương, ngay trước số nhà 131, phường 12 quận 6, TP.HCM.
Nguyên nhân vụ ẩu đả xuất phát từ một vụ va chạm giao thông giữa xe gắn máy BKS 59K1-674... do một thanh niên điều khiển chở theo một gái và ôtô BKS 51A-456... do một người đàn ông trung niên điều khiển chở theo một cô gái trẻ.
Sau khi va quẹt vào chiếc xe máy, lái xe ôtô bỏ đi luôn nên người chạy xe gắn máy đuổi theo nói chuyện "phải quấy". Hai bên đôi co và xảy ra đánh nhau.
Hậu quả, người thanh niên to con áo quần rách bươm, máu me chảy ròng trên mặt. Công an đã đưa người thanh niên đến bệnh viện gần đó để sơ cứu vết thương.
Trước đó, khoảng 18 giờ 22/8, ông Huỳnh Quý Dư (45 tuổi) chở vợ từ nhà trọ ra hẻm 118 đường Liên khu 5-6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM mua đồ ăn tối. Tới đầu hẻm, ông Dư thấy ông T.H.M (61 tuổi, ở gần nhà ông Dư trọ) xảy ra va chạm với xe máy của thanh niên tên Sơn (khoảng 26 tuổi, người địa phương) và bị thanh niên này đánh tới tấp.
Ông Dư chạy đến can ngăn và khuyên Sơn. Tưởng ông Dư là người nhà ông M. nên Sơn chạy về lấy dao ra đâm ông Dư, khiến ông gục tại chỗ. Ông Dư được đưa đi cấp cứu với 2 vết thương ở vai và ngực.
Lý giải về những va chạm dẫn đến đánh nhau trên, Tiến sỹ - Bác sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Mai Hương chia sẻ với VTC News: Trước những va chạm giao thông, rất dễ xảy ra đánh nhau.
Tùy theo từng người sẽ có những phản ứng khác nhau. Người có khả năng kiềm chế, nền tính sẽ kiểm soát được tình hình. Người nóng tính, kiềm chế khó sẽ dễ gây ra xung đột.
Việc đó lý giải tại sao, có người trở nên bức xúc, khó chịu, có người thậm chí rút dao đâm người khi mâu thuẫn trên đường.
Bác sỹ Hùng nói: Phụ thuộc nhiều ý tố như loại hình thần kinh, do giáo dục, học thức, mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau.
Thông thường, người có học thức, lịch sự, có văn hóa thì kiểm soát tức giận tốt hơn người quen sống theo bản năng, không được học cao, người phải lăn lộn với cuộc sống khó khăn, hay người sống buông thả.
Nhưng có lúc, với những người có học thức, khi bị xung đột trên đường vẫn xảy ra những phản ứng bột phát. Họ được giáo dục đi đúng luật giao thông nhưng những người không hiểu hoặc cố tình vi phạm luật giao thông khiến họ dễ nổi nóng.
Với những người dễ rút dao khi va chạm giao thông, Tiến sỹ Hùng cho rằng: Trước hết họ là người dễ bột phát cảm xúc, khó kiểm soát, thậm chí là dân anh chị. Người bị xung động bệnh lý hay tâm thần.
Có kiểu người hành động như vậy là do bệnh lý. Người bị bệnh động kinh lâu ngày làm tính nết thay đổi, thù dai, nhớ lâu dễ có hành động nguy hiểm như vậy.
Để tránh có những hậu quả đáng tiếc, TS Hùng nói: Từ phía mỗi cá nhân, nên có liệu pháp tâm lý trước những mâu thuẫn.
Để có thể kìm chế cảm xúc, kiểm soát tức giận, hãy tập thiền làm cho tâm hồn tĩnh lặng, tập yoga khiến nền tính hơn. Ở các nước phương Tây, để giảm căng thẳng, họ thường đi du lịch để xả street vào cuối tuần, đi bar... để tâm lý làm việc không còn căng thẳng cho ngày hôm sau, cho tuần mới.
Nhưng quan trọng, để tránh những sự việc đáng tiếc thì mỗi cá nhân cần sống theo pháp luật.
» Thói quen hàng ngày gây stress
» Thực phẩm vàng giúp xua tan nóng giận
Tuấn Phong
Một bác sỹ tại bệnh viện 103 cho biết: Ở khâu cấp cứu ban đầu, nhiều ca phải vào viện cấp cứu vì đâm chém chỉ vì không kìm chế nổi khi mâu thuẫn nhỏ xảy ra trên đường đi.
Và trên thực tế, nhiều vụ việc đã xảy ra trong thời gian qua.
Tập yoga, tập thiền giúpkiểm soát tức giận |
Nguyên nhân vụ ẩu đả xuất phát từ một vụ va chạm giao thông giữa xe gắn máy BKS 59K1-674... do một thanh niên điều khiển chở theo một gái và ôtô BKS 51A-456... do một người đàn ông trung niên điều khiển chở theo một cô gái trẻ.
Sau khi va quẹt vào chiếc xe máy, lái xe ôtô bỏ đi luôn nên người chạy xe gắn máy đuổi theo nói chuyện "phải quấy". Hai bên đôi co và xảy ra đánh nhau.
Hậu quả, người thanh niên to con áo quần rách bươm, máu me chảy ròng trên mặt. Công an đã đưa người thanh niên đến bệnh viện gần đó để sơ cứu vết thương.
Trước đó, khoảng 18 giờ 22/8, ông Huỳnh Quý Dư (45 tuổi) chở vợ từ nhà trọ ra hẻm 118 đường Liên khu 5-6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM mua đồ ăn tối. Tới đầu hẻm, ông Dư thấy ông T.H.M (61 tuổi, ở gần nhà ông Dư trọ) xảy ra va chạm với xe máy của thanh niên tên Sơn (khoảng 26 tuổi, người địa phương) và bị thanh niên này đánh tới tấp.
Ông Dư chạy đến can ngăn và khuyên Sơn. Tưởng ông Dư là người nhà ông M. nên Sơn chạy về lấy dao ra đâm ông Dư, khiến ông gục tại chỗ. Ông Dư được đưa đi cấp cứu với 2 vết thương ở vai và ngực.
Lý giải về những va chạm dẫn đến đánh nhau trên, Tiến sỹ - Bác sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Mai Hương chia sẻ với VTC News: Trước những va chạm giao thông, rất dễ xảy ra đánh nhau.
Tùy theo từng người sẽ có những phản ứng khác nhau. Người có khả năng kiềm chế, nền tính sẽ kiểm soát được tình hình. Người nóng tính, kiềm chế khó sẽ dễ gây ra xung đột.
Việc đó lý giải tại sao, có người trở nên bức xúc, khó chịu, có người thậm chí rút dao đâm người khi mâu thuẫn trên đường.
Bác sỹ Hùng nói: Phụ thuộc nhiều ý tố như loại hình thần kinh, do giáo dục, học thức, mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau.
Thông thường, người có học thức, lịch sự, có văn hóa thì kiểm soát tức giận tốt hơn người quen sống theo bản năng, không được học cao, người phải lăn lộn với cuộc sống khó khăn, hay người sống buông thả.
Nhưng có lúc, với những người có học thức, khi bị xung đột trên đường vẫn xảy ra những phản ứng bột phát. Họ được giáo dục đi đúng luật giao thông nhưng những người không hiểu hoặc cố tình vi phạm luật giao thông khiến họ dễ nổi nóng.
Với những người dễ rút dao khi va chạm giao thông, Tiến sỹ Hùng cho rằng: Trước hết họ là người dễ bột phát cảm xúc, khó kiểm soát, thậm chí là dân anh chị. Người bị xung động bệnh lý hay tâm thần.
Có kiểu người hành động như vậy là do bệnh lý. Người bị bệnh động kinh lâu ngày làm tính nết thay đổi, thù dai, nhớ lâu dễ có hành động nguy hiểm như vậy.
Để tránh có những hậu quả đáng tiếc, TS Hùng nói: Từ phía mỗi cá nhân, nên có liệu pháp tâm lý trước những mâu thuẫn.
Để có thể kìm chế cảm xúc, kiểm soát tức giận, hãy tập thiền làm cho tâm hồn tĩnh lặng, tập yoga khiến nền tính hơn. Ở các nước phương Tây, để giảm căng thẳng, họ thường đi du lịch để xả street vào cuối tuần, đi bar... để tâm lý làm việc không còn căng thẳng cho ngày hôm sau, cho tuần mới.
Nhưng quan trọng, để tránh những sự việc đáng tiếc thì mỗi cá nhân cần sống theo pháp luật.
» Thói quen hàng ngày gây stress
» Thực phẩm vàng giúp xua tan nóng giận
Tuấn Phong
Bình luận