‘Gắp lửa’ bỏ tay bác sỹ
Một cán bộ y tế của bệnh viện Việt Đức không bao giờ quên giây phút khiến anh giận sôi người. Anh kể: “Tôi cùng một bác sỹ khác đang ngồi trực ở phòng cấp cứu thì người nhà bệnh nhân đi vào, chỉ mặt chúng tôi và nói: “Thằng này, thằng này, nó đòi đưa mỗi thằng 500 nghìn đồng thì nó mới khám cho người nhà tao”.
Mọi người đổ dồn ánh mắt nhìn về phía chúng tôi. Họ không hiểu sự thể ra sao, họ sẽ nghĩ chúng tôi là bọn rẻ rách nên mới làm như vậy. Nhưng sự thật là chúng tôi chưa từng gặp người đó.Bệnh nhân này khi nhập viện có hiện tượng đập đá nên bác sỹ phải khéo léo khi điều trị. (Ảnh: Nguyễn Tâm)
Tôi chợt hiểu rằng, người đó làm vậy là để ép chúng tôi khám ngay cho người nhà họ. Mặc dù rất tức giận vì sự bịa đặt trắng trợn nhưng tôi kiềm chế và gọi bảo vệ vào xử lý”.
Một nhân viên y tế khác đang làm việc thì bị người xưng là người nhà bệnh nhân xông vào túm áo và đấm giữa phòng làm việc nói: “Mày bày trò ra để lấy tiền mổ xẻ, mày làm chuyện đó, tao đấm cho nát mặt”.
Mày bày trò ra để lấy tiền mổ xẻ, mày làm chuyện đó, tao đấm cho nát mặt. Một người gây rối tại bệnh viện
Các nhân viên trong viện không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhưng sau điều tra ra mới rõ, có người mâu thuẫn với nhân viên y tế nên thuê người thanh toán nhau bằng cách bịa chuyện.
Một bác sỹ khác từng gặp tình huống bi hài khác mà anh là nạn nhân kể: Anh đang ngồi trong phòng cấp cứu, bỗng thấy người nhà bệnh nhân đứng ngoài cửa chửi đổng nào là thất đức, nào là chúng mày lúc nào cũng nói lương y như từ mẫu.
Vị bác sỹ không hiểu đầu đuôi câu chuyện thế nào nên ra tận nơi mời người nhà vào để nói chuyện, ông này nhất định đứng ngoài và tiếp tục chửi.
Chuyện người nhà bệnh nhân hay chính bệnh nhân xúc phạm, lăng mạ bác sỹ, gây rối trong viện không phải hiếm. Có trường hợp một sinh viên uống rượu say, bị tai nạn khi vào cấp cứu còn đập vỡ cửa kính bệnh viện.
“Nếu những đối tượng gây rối mang tính chất cá nhân thì giải quyết khá đơn giản nhưng nếu họ là dân giang hồ, băng đảng thì sự việc khá phức tạp”, ông Nguyễn Xuân Vinh, Điều dưỡng trưởng khoa Tim mạch lồng ngực, BV Việt Đức nói.
Có phải bác sỹ luôn luôn đúng?
Mâu thuẫn xảy ra ở bệnh viện có thể xuất phát từ sự hiểu lầm, từ phía người nhà bệnh nhân có máu côn đồ nhưng nhiều khi từ biểu hiện của 2 phía.
Điều dưỡng trưởng Nguyễn Xuân Vinh nói: "Bệnh nhân trước khi vào viện cấp cứu đã rất tức giận vì cuộc đâm chém bên ngoài hay bị tai nạn. Khi vào viện, nếu cán bộ y tế có thái độ “trái mắt”, họ sẵn sàng trút giận lên đầu bác sỹ. Lúc ấy, chỉ cần một lời nói không vừa ý, mâu thuẫn sẽ nổ ra". Khi con cháu nguy kịch phải vào cấp cứu, tâm lý người nhà rất căng thẳng, nếu bác sỹ không giải thích và nhiệt tình cứu chữa sẽ dễ gây xung đột. (Ảnh: Nguyễn Tâm)
Một cán bộ y tế cũng phải thừa nhận: “Thật lòng tôi không muốn quát bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nhưng có lúc không quát không được. Tôi đi khám từ thiện, bệnh nhân chen lấn xô tôi ngã, giành nhau khám bệnh trước. Lúc đó, tôi không quát mới là lạ. Bản năng con người có giới hạn, ý thức cũng giới hạn. Khi vượt qua thì không kiểm soát được.
Hay có lúc, tôi đã dặn người nhà bệnh nhân rất nhiều lần là không nằm lên giường bệnh vì có nguy cơ gây nhiễm trùng cho bệnh nhân, nhưng tôi vừa đi, họ lại ngồi ngay lên đó. Nếu tôi không quát, họ sẽ tiếp tục làm vậy”.
Ông Vinh cho rằng, bác sỹ chịu quá nhiều áp lực, họ làm việc quần quật với số lượng bệnh nhân khổng lồ cần giải quyết nên tâm lý rất căng thẳng. Hãy thử so sánh việc khám chữa bệnh ở viện công và viện tư sẽ thấy nhiều khác biệt.
Đó là lý giải khá hợp lý, tuy nhiên, không phải lúc nào bác sỹ cũng đúng.
Chị Thanh Quế, Thái Thịnh, Hà Nội kể: “Con tôi bị đau bụng dữ dội, dù nửa đêm, tôi vẫn phải đưa cháu đi cấp cứu ở BV Nhi TW. Thấy phòng khám cấp cứu sáng đèn, tôi mở cửa bước vào trong. Vừa vào, một vị bác sỹ đang khám cho bệnh nhân ngước lên quát: “Sao lại vào đây? Chị đưa con ra ngoài ngay”.
Tôi vội vã dắt con ra nhưng trong lòng bực tức. Ông ta làm gì mà quát kinh vậy? Tôi thấy rất bức xúc trước thái độ đó của bác sỹ. Nếu tôi không kiềm chế, chắc tôi đã quát lại”.
Phải chăng, vì áp lực công việc mà bác sỹ có quyền quát bệnh nhân hay họ coi mình như “bề trên” để có quyền làm vậy?
Một cán bộ y tế chia sẻ: Tôi vẫn nói với học trò rằng, chúng ta phải cảm ơn bệnh nhân vì không có bệnh nhân chúng ta không có công việc, không có thầy thuốc ưu tú.
Trước đây, vẫn có tư duy rằng bệnh nhân phải lệ thuộc bác sỹ. Bác sỹ có quyền lực với bệnh nhân là tư duy cổ hủ. Đến nay, việc này vẫn còn tồn tại, vì nó là sự chuyển đổi các thế hệ. Và quan điểm này cần phải bị phá vỡ.
Điều quan trọng là cả bệnh nhân và bác sỹ cần làm theo quy định của pháp luật để tránh những xô xát đáng tiếc xảy ra ở bệnh viện.
» Mức án nào cho kẻ đánh vỡ mặt bác sỹ BV Thanh Nhàn?
» Kẻ đánh vỡ mặt bác sỹ BV Thanh Nhàn là người thế nào?
» Khởi tố kẻ đánh bác sỹ bệnh viện Thanh Nhàn vỡ mặt
Nguyễn Tâm
Bình luận