"Tôi không còn nước mắt để khóc" là câu nói của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường khi nói về cái Tết đầu tiên trong tù.
Những ngày cuối năm, trong Trại tạm giam số 1 Công an TP Hà Nội, Tường không thể rơi thêm bất cứ một giọt nước mắt nào nữa, vì đơn giản: "Tôi không còn nước mắt để khóc".
Các can phạm cùng buồng, có người không chịu nổi khóc rưng rức, có người muốn che giấu sự yếu mềm bằng cách úp mặt vào gối giả vờ ngủ. Bánh chưng, giò, kẹo bánh cứ thế xếp giữa nhà, chẳng ai buồn ăn.
Chào mẹ trước chuyến "đi xa"
Nguyễn Mạnh Tường là con trai cả, bên dưới còn ba người em nữa. Anh ta cũng là niềm hy vọng lớn nhất của gia đình khi thi đỗ Trường Đại học Y Hà Nội - ngôi trường mà cỡ học nhàng nhàng hoặc kha khá không bao giờ có cơ hội lọt vào.
"Năm đầu tiên, phải tiếp xúc với xác chết ngâm phooc-mon, tôi cũng sợ lắm. Nhưng rồi phải tự vượt qua nỗi sợ, chiến thắng chính mình thôi. Muốn trụ được với nghề y thì việc canh nhà xác chỉ là chuyện nhỏ" - Tường nói.
Tôi có người bạn thân, anh là Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai - là một đồng nghiệp, cũng là bạn học cùng trường với Tường, tôi có hỏi anh khá nhiều về Tường thì đều nhận được câu trả lời rằng, anh và nhiều y, bác sĩ trong Bệnh viện Bạch Mai, nơi Tường công tác, hoàn toàn bất ngờ khi biết Tường là thủ phạm phi tang xác một bệnh nhân của mình xuống sông.
Bởi con người ngoài đời thực của Tường rất điềm đạm, tự tin, nói năng dễ nghe, luôn tin vào tay nghề của mình và có bản lĩnh. Tôi không nghi ngờ gì về nhận định của anh mà tự tìm câu trả lời về hành động của Tường, có thể, những người được đào tạo trong những ngành nghề đặc biệt, mang tính chất đặc thù như ngành Y, dường như kỹ năng sống của họ rất kém, họ có thể giỏi chuyên môn, tự tin vào đôi tay của mình, nhưng nếu gặp một khúc mắc trong đời sống hàng ngày, họ không mấy khi tìm ra hướng giải quyết sáng suốt.
Tôi luôn nghĩ thế khi tiếp xúc với Tường, từ đầu đến cuối, anh ta một mực tự vấn mình: "Không hiểu sao lúc đó tôi lại có hành động như thế. Rõ ràng bây giờ có thời gian bình tâm lại, tôi nghĩ rằng, ngay tại thời điểm đó, sự việc chị Huyền tử vong có quá nhiều nhân viên trong trung tâm thẩm mĩ biết, mà một khi bí mật có người thứ hai biết thì không còn là bí mật nữa rồi. Vậy mà tôi vẫn hành động như vậy, chính tôi cũng không giải thích được tại sao".
Sau khi cấp cứu không thành công nạn nhân Huyền, Tường đã cùng với đối tượng Khánh - bảo vệ trung tâm thẩm mĩ, đưa xác nạn nhân lên ôtô của Tường rồi mang vào Bệnh viện Bưu điện. Nhưng đến cổng bệnh viện, thấy có quá nhiều người đứng ở đây nên Tường bỗng thấy sợ, lại đổi ý không mang xác chị Huyền vào nữa. Đúng lúc đang loay hoay tìm phương án giải quyết thì Khánh đề xuất: "Hay là ném xác xuống sông". Vậy là cả hai đã hành động như câu chuyện chỉ tồn tại trên phim ảnh.
Không ai có thể tin nổi, nhất là Tường, đến bây giờ anh ta vẫn không muốn tin điều đó là sự thật. "Sau hôm xảy ra vụ việc, tôi về quê chào mẹ. Tôi không nói rõ nhưng ngầm hiểu trong lòng như thế. Tất nhiên mẹ tôi không biết, tôi cũng xác định sẽ có ngày tôi bị phát hiện. Tôi định sau ca trực cuối cùng của đời bác sĩ, tôi sẽ ra cơ quan Công an tự thú, nhưng không ngờ các anh Công an đã đến quá nhanh. Lúc đó khoảng gần 6h sáng, tôi chuẩn bị bàn giao ca trực thì các anh Công an đến, mời về cơ quan làm việc".
Bà mẹ của Tường chỉ nghĩ con trai mình về thăm nhà như mọi lần, nhưng linh tính của người mẹ khiến bà bất an, vì bà nhìn thấy nét lặng lẽ trong đôi mắt của con trai mình nhưng bà không dám hỏi. Và quả nhiên, linh cảm của bà có cơ sở. Ngày hôm sau thì bà nhận được tin rụng rời. Niềm hy vọng lớn của bà cũng như của những đứa em Tường phút chốc tan biến. Và nhiều ngày sau nữa, họ phải sống trong tâm trạng căng như dây đàn, khi việc tìm kiếm xác nạn nhân Huyền không có kết quả.
"Đêm Giao thừa đầu tiên, tôi không còn nước mắt để khóc"
Nhưng dù có bao biện bằng bất cứ lý do gì thì tôi vẫn nghĩ, hành động của Tường là rất hèn, là của một con người không có bản lĩnh, khi không dám đối diện với sự thật. Hẳn là anh ta sẽ mường tượng ra câu chuyện, anh ta sẽ mất gì khi vụ việc sáng tỏ và nếu che giấu được sự thật thì anh ta sẽ được những gì. Tất nhiên, tôi không nói thẳng suy nghĩ của mình với Tường, vì chắc chắn, tự anh ta sẽ là người hiểu rõ nhất hành động của mình hơn ai hết. Nhưng quả thực, vô cùng thất vọng khi Tường không dám nhận mình hèn, mà luôn đổ lỗi cho tâm trạng hoang mang lúc ấy nên "không hiểu sao lại làm như vậy".
Thực ra, tôi đã được nghe quá nhiều những câu trả lời tương tự từ những kẻ tội phạm thuộc thành phần trí thức hoặc phạm tội bột phát. Nó không mang tính chất "có gan ăn cắp có gan chịu đòn" giống như những kẻ giang hồ cộm cán. Tường cũng vậy, anh ta thừa nhận mình không phải là lưu manh, côn đồ, thế nên khi bị triệu tập về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự, số 7 Thiền Quang, Tường không vòng vo mà nhận luôn, một cách tỉ mỉ.
Một điều tra viên từng có lần nói với tôi, khai thác những đối tượng tội phạm có học như Nguyễn Mạnh Tường, như Kim Anh, như Nguyễn Đức Nghĩa, hoặc là rất "nhàn", hoặc là rất "vất", vì đôi khi họ dùng chính sự hiểu biết về pháp luật và kiến thức của mình để đối phó với Công an, nhưng một khi họ đã hợp tác thì thường thành công hơn cả mong đợi.
Hỏi Tường có sợ hãi khi ngày đầu tiên bị đưa vào buồng giam không, Tường lắc đầu nhưng quả thật đó là những ngày "sốc nặng" đối với anh ta.
Chưa từng va chạm với cuộc sống tù tội, đương nhiên dù có nằm mơ anh ta cũng không bao giờ nghĩ có ngày mình lại nằm cùng buồng với toàn đám lưu manh, lục lâm, thảo khấu, ăn cơm đúng giờ quy định. "Đêm Giao thừa đầu tiên trong trại tạm giam Công an Hà Nội, anh em trong buồng ngồi quây quần bên nhau, nhưng chẳng ai ăn được gì, dù gia đình gửi vào đầy đủ bánh chưng, giò, kẹo mứt. Có nhiều người nằm lặng lẽ khóc, có người kể chuyện tếu táo để xua tan không khí buồn, nhớ nhà. Còn tôi thì không còn nước mắt để mà khóc nữa" - Tường tâm sự.
Có lẽ vậy, tôi đã từng nghe rất nhiều phạm nhân tâm sự, họ không sợ gì bằng sợ Tết. Nhất là đối với những người án dài thì mỗi lần Tết đến xuân về, đối với họ là một cực hình. Dù trơ lỳ, lạnh lùng đến đâu thì cũng ít có kẻ nào không một lần nghẹn ngào trong đêm Giao thừa, giữa bốn bức tường. Những giây phút ấy, người thì giở ảnh vợ con ra xem, kẻ lại kể cho bạn tù nghe những cái Tết quê nhà, giọng bùi ngùi xúc động.
Và, không biết có phải Tết khiến con người ta mong muốn được sum họp, gần gụi nhau hay không, mà bình thường anh em trong buồng giam có thể đối xử với nhau theo kiểu dùi đục mắm cáy, nhưng ngày Tết, họ cố gắng dành cho nhau những lời nhẹ nhàng nhất, tử tế nhất. Tôi hỏi Tường, những ngày trong trại, anh có theo dõi diễn tiến vụ tìm xác chị Huyền không, Tường tỏ ra rất ngạc nhiên: "Tôi cũng không hiểu vì sao mà mãi mới tìm thấy. Có nhiều bài báo gọi tôi là con quỷ, rằng tôi đã tiêm một chất gì đó vào xác nạn nhân khiến xác không nổi được. Chị thử đi hỏi các bác sĩ xem, khoa học có chất gì tiêm vào người mà không nổi được không. Hoặc giả có tiêm chất gì đó thì làm sao phát huy được tác dụng trong môi trường nước".
Nhắc đến lĩnh vực thẩm mĩ, Tường như quên hết mình đang là một phạm nhân, anh ta say sưa tư vấn cho tôi và cô bạn đồng nghiệp đi cùng về nhu cầu làm đẹp của chúng tôi. Hẳn là khi nhắc đến lĩnh vực của mình, anh ta tự tin hẳn, đúng trong vai một bác sĩ chuyên ngành thẩm mĩ, chứ không hề rụt rè hay mặc cảm về câu chuyện mình đã từng "làm chết" khách hàng.
Tôi tò mò hỏi Tường về người phụ nữ cùng anh ta đi lễ chùa ngay sau khi nâng ngực cho chị Huyền, Tường không giấu giếm. Đó là một phụ nữ mà Tường có tình cảm, giữa họ sâu sắc đến mức có một đứa con. Chuyện này vợ Tường biết, nhưng vốn là những trí thức, họ "tôn trọng" khoảng trời riêng của nhau và "hồng nhan tri kỷ" đó song song tồn tại cùng với người vợ trong cuộc đời của Tường.
Nói về vợ mình, phạm nhân nguyên là bác sĩ này chỉ dành một từ duy nhất: Biết ơn. "Sau rất nhiều thăng trầm, tôi thấy trân trọng những gì vợ tôi đã phải trải qua" - Tường nói.
Tết đã đến rất gần, nhưng Tết chỉ thực sự đến với những phạm nhân án dài như Nguyễn Mạnh Tường, khi họ thực sự ăn năn và hướng thiện!
Nguồn: CAND
Những ngày cuối năm, trong Trại tạm giam số 1 Công an TP Hà Nội, Tường không thể rơi thêm bất cứ một giọt nước mắt nào nữa, vì đơn giản: "Tôi không còn nước mắt để khóc".
Các can phạm cùng buồng, có người không chịu nổi khóc rưng rức, có người muốn che giấu sự yếu mềm bằng cách úp mặt vào gối giả vờ ngủ. Bánh chưng, giò, kẹo bánh cứ thế xếp giữa nhà, chẳng ai buồn ăn.
Chào mẹ trước chuyến "đi xa"
Nguyễn Mạnh Tường là con trai cả, bên dưới còn ba người em nữa. Anh ta cũng là niềm hy vọng lớn nhất của gia đình khi thi đỗ Trường Đại học Y Hà Nội - ngôi trường mà cỡ học nhàng nhàng hoặc kha khá không bao giờ có cơ hội lọt vào.
"Năm đầu tiên, phải tiếp xúc với xác chết ngâm phooc-mon, tôi cũng sợ lắm. Nhưng rồi phải tự vượt qua nỗi sợ, chiến thắng chính mình thôi. Muốn trụ được với nghề y thì việc canh nhà xác chỉ là chuyện nhỏ" - Tường nói.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường trong trại giam |
Bởi con người ngoài đời thực của Tường rất điềm đạm, tự tin, nói năng dễ nghe, luôn tin vào tay nghề của mình và có bản lĩnh. Tôi không nghi ngờ gì về nhận định của anh mà tự tìm câu trả lời về hành động của Tường, có thể, những người được đào tạo trong những ngành nghề đặc biệt, mang tính chất đặc thù như ngành Y, dường như kỹ năng sống của họ rất kém, họ có thể giỏi chuyên môn, tự tin vào đôi tay của mình, nhưng nếu gặp một khúc mắc trong đời sống hàng ngày, họ không mấy khi tìm ra hướng giải quyết sáng suốt.
Tôi luôn nghĩ thế khi tiếp xúc với Tường, từ đầu đến cuối, anh ta một mực tự vấn mình: "Không hiểu sao lúc đó tôi lại có hành động như thế. Rõ ràng bây giờ có thời gian bình tâm lại, tôi nghĩ rằng, ngay tại thời điểm đó, sự việc chị Huyền tử vong có quá nhiều nhân viên trong trung tâm thẩm mĩ biết, mà một khi bí mật có người thứ hai biết thì không còn là bí mật nữa rồi. Vậy mà tôi vẫn hành động như vậy, chính tôi cũng không giải thích được tại sao".
Sau khi cấp cứu không thành công nạn nhân Huyền, Tường đã cùng với đối tượng Khánh - bảo vệ trung tâm thẩm mĩ, đưa xác nạn nhân lên ôtô của Tường rồi mang vào Bệnh viện Bưu điện. Nhưng đến cổng bệnh viện, thấy có quá nhiều người đứng ở đây nên Tường bỗng thấy sợ, lại đổi ý không mang xác chị Huyền vào nữa. Đúng lúc đang loay hoay tìm phương án giải quyết thì Khánh đề xuất: "Hay là ném xác xuống sông". Vậy là cả hai đã hành động như câu chuyện chỉ tồn tại trên phim ảnh.
Không ai có thể tin nổi, nhất là Tường, đến bây giờ anh ta vẫn không muốn tin điều đó là sự thật. "Sau hôm xảy ra vụ việc, tôi về quê chào mẹ. Tôi không nói rõ nhưng ngầm hiểu trong lòng như thế. Tất nhiên mẹ tôi không biết, tôi cũng xác định sẽ có ngày tôi bị phát hiện. Tôi định sau ca trực cuối cùng của đời bác sĩ, tôi sẽ ra cơ quan Công an tự thú, nhưng không ngờ các anh Công an đã đến quá nhanh. Lúc đó khoảng gần 6h sáng, tôi chuẩn bị bàn giao ca trực thì các anh Công an đến, mời về cơ quan làm việc".
Bà mẹ của Tường chỉ nghĩ con trai mình về thăm nhà như mọi lần, nhưng linh tính của người mẹ khiến bà bất an, vì bà nhìn thấy nét lặng lẽ trong đôi mắt của con trai mình nhưng bà không dám hỏi. Và quả nhiên, linh cảm của bà có cơ sở. Ngày hôm sau thì bà nhận được tin rụng rời. Niềm hy vọng lớn của bà cũng như của những đứa em Tường phút chốc tan biến. Và nhiều ngày sau nữa, họ phải sống trong tâm trạng căng như dây đàn, khi việc tìm kiếm xác nạn nhân Huyền không có kết quả.
"Đêm Giao thừa đầu tiên, tôi không còn nước mắt để khóc"
Nhưng dù có bao biện bằng bất cứ lý do gì thì tôi vẫn nghĩ, hành động của Tường là rất hèn, là của một con người không có bản lĩnh, khi không dám đối diện với sự thật. Hẳn là anh ta sẽ mường tượng ra câu chuyện, anh ta sẽ mất gì khi vụ việc sáng tỏ và nếu che giấu được sự thật thì anh ta sẽ được những gì. Tất nhiên, tôi không nói thẳng suy nghĩ của mình với Tường, vì chắc chắn, tự anh ta sẽ là người hiểu rõ nhất hành động của mình hơn ai hết. Nhưng quả thực, vô cùng thất vọng khi Tường không dám nhận mình hèn, mà luôn đổ lỗi cho tâm trạng hoang mang lúc ấy nên "không hiểu sao lại làm như vậy".
Thực ra, tôi đã được nghe quá nhiều những câu trả lời tương tự từ những kẻ tội phạm thuộc thành phần trí thức hoặc phạm tội bột phát. Nó không mang tính chất "có gan ăn cắp có gan chịu đòn" giống như những kẻ giang hồ cộm cán. Tường cũng vậy, anh ta thừa nhận mình không phải là lưu manh, côn đồ, thế nên khi bị triệu tập về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự, số 7 Thiền Quang, Tường không vòng vo mà nhận luôn, một cách tỉ mỉ.
Một điều tra viên từng có lần nói với tôi, khai thác những đối tượng tội phạm có học như Nguyễn Mạnh Tường, như Kim Anh, như Nguyễn Đức Nghĩa, hoặc là rất "nhàn", hoặc là rất "vất", vì đôi khi họ dùng chính sự hiểu biết về pháp luật và kiến thức của mình để đối phó với Công an, nhưng một khi họ đã hợp tác thì thường thành công hơn cả mong đợi.
Hỏi Tường có sợ hãi khi ngày đầu tiên bị đưa vào buồng giam không, Tường lắc đầu nhưng quả thật đó là những ngày "sốc nặng" đối với anh ta.
Chưa từng va chạm với cuộc sống tù tội, đương nhiên dù có nằm mơ anh ta cũng không bao giờ nghĩ có ngày mình lại nằm cùng buồng với toàn đám lưu manh, lục lâm, thảo khấu, ăn cơm đúng giờ quy định. "Đêm Giao thừa đầu tiên trong trại tạm giam Công an Hà Nội, anh em trong buồng ngồi quây quần bên nhau, nhưng chẳng ai ăn được gì, dù gia đình gửi vào đầy đủ bánh chưng, giò, kẹo mứt. Có nhiều người nằm lặng lẽ khóc, có người kể chuyện tếu táo để xua tan không khí buồn, nhớ nhà. Còn tôi thì không còn nước mắt để mà khóc nữa" - Tường tâm sự.
Có lẽ vậy, tôi đã từng nghe rất nhiều phạm nhân tâm sự, họ không sợ gì bằng sợ Tết. Nhất là đối với những người án dài thì mỗi lần Tết đến xuân về, đối với họ là một cực hình. Dù trơ lỳ, lạnh lùng đến đâu thì cũng ít có kẻ nào không một lần nghẹn ngào trong đêm Giao thừa, giữa bốn bức tường. Những giây phút ấy, người thì giở ảnh vợ con ra xem, kẻ lại kể cho bạn tù nghe những cái Tết quê nhà, giọng bùi ngùi xúc động.
Và, không biết có phải Tết khiến con người ta mong muốn được sum họp, gần gụi nhau hay không, mà bình thường anh em trong buồng giam có thể đối xử với nhau theo kiểu dùi đục mắm cáy, nhưng ngày Tết, họ cố gắng dành cho nhau những lời nhẹ nhàng nhất, tử tế nhất. Tôi hỏi Tường, những ngày trong trại, anh có theo dõi diễn tiến vụ tìm xác chị Huyền không, Tường tỏ ra rất ngạc nhiên: "Tôi cũng không hiểu vì sao mà mãi mới tìm thấy. Có nhiều bài báo gọi tôi là con quỷ, rằng tôi đã tiêm một chất gì đó vào xác nạn nhân khiến xác không nổi được. Chị thử đi hỏi các bác sĩ xem, khoa học có chất gì tiêm vào người mà không nổi được không. Hoặc giả có tiêm chất gì đó thì làm sao phát huy được tác dụng trong môi trường nước".
Nhắc đến lĩnh vực thẩm mĩ, Tường như quên hết mình đang là một phạm nhân, anh ta say sưa tư vấn cho tôi và cô bạn đồng nghiệp đi cùng về nhu cầu làm đẹp của chúng tôi. Hẳn là khi nhắc đến lĩnh vực của mình, anh ta tự tin hẳn, đúng trong vai một bác sĩ chuyên ngành thẩm mĩ, chứ không hề rụt rè hay mặc cảm về câu chuyện mình đã từng "làm chết" khách hàng.
Tôi tò mò hỏi Tường về người phụ nữ cùng anh ta đi lễ chùa ngay sau khi nâng ngực cho chị Huyền, Tường không giấu giếm. Đó là một phụ nữ mà Tường có tình cảm, giữa họ sâu sắc đến mức có một đứa con. Chuyện này vợ Tường biết, nhưng vốn là những trí thức, họ "tôn trọng" khoảng trời riêng của nhau và "hồng nhan tri kỷ" đó song song tồn tại cùng với người vợ trong cuộc đời của Tường.
Nói về vợ mình, phạm nhân nguyên là bác sĩ này chỉ dành một từ duy nhất: Biết ơn. "Sau rất nhiều thăng trầm, tôi thấy trân trọng những gì vợ tôi đã phải trải qua" - Tường nói.
Tết đã đến rất gần, nhưng Tết chỉ thực sự đến với những phạm nhân án dài như Nguyễn Mạnh Tường, khi họ thực sự ăn năn và hướng thiện!
Nguồn: CAND
Bình luận