• Zalo

'Bà mẹ Harvard' không bao giờ nói 5 câu này với con

Tin tức - Sự kiệnThứ Sáu, 13/12/2024 08:07:06 +07:00Google News

Nhà nghiên cứu về nuôi dạy con, được đào tạo tại Harvard - chia sẻ 5 câu không bao giờ nói với con để trẻ phát triển toàn diện và hiểu giá trị của mình.

Trong quá trình nuôi dạy ba đứa con, TS Jennifer Breheny Wallace nhận ra rằng những lời nói, dù lớn hay nhỏ, đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc của trẻ. Nhiều khi, cha mẹ vô tình gửi đi những thông điệp tiêu cực về thành công, khiến trẻ cảm thấy áp lực và không được yêu thương một cách trọn vẹn. Ví dụ, việc quá quan tâm đến điểm số có thể khiến trẻ cảm thấy rằng giá trị của chúng được đo lường bằng thành tích học tập. Biết được điều này đã khiến vị chuyên gia chú ý hơn đến lời nói của mình với các con. Dưới đây là 5 cụm từ bà không bao giờ sử dụng. (Ảnh: Freepik).

Trong quá trình nuôi dạy ba đứa con, TS Jennifer Breheny Wallace nhận ra rằng những lời nói, dù lớn hay nhỏ, đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc của trẻ. Nhiều khi, cha mẹ vô tình gửi đi những thông điệp tiêu cực về thành công, khiến trẻ cảm thấy áp lực và không được yêu thương một cách trọn vẹn. Ví dụ, việc quá quan tâm đến điểm số có thể khiến trẻ cảm thấy rằng giá trị của chúng được đo lường bằng thành tích học tập. Biết được điều này đã khiến vị chuyên gia chú ý hơn đến lời nói của mình với các con. Dưới đây là 5 cụm từ bà không bao giờ sử dụng. (Ảnh: Freepik). 

1. "Việc của con là học": Trẻ em xuất sắc thường quá tập trung vào bản thân. Việc chỉ chăm chăm vào thành tích cá nhân có thể khiến chúng trở nên ích kỷ và hạn chế sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trẻ em cần hiểu rằng giá trị không chỉ nằm ở thành tích học tập mà còn ở khả năng đóng góp cho cộng đồng. Bà Wallace khuyên cha mẹ nên giao cho con một nhiệm vụ tình nguyện, có thể là giúp đỡ người khác hoặc đơn giản là hỏi thăm hàng xóm. Điều này giúp trẻ hiểu rằng có nhiều thứ, nhiều cách hơn để cống hiến cho cộng đồng ngoài điểm số cao. (Ảnh: Freepik).

1. "Việc của con là học": Trẻ em xuất sắc thường quá tập trung vào bản thân. Việc chỉ chăm chăm vào thành tích cá nhân có thể khiến chúng trở nên ích kỷ và hạn chế sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trẻ em cần hiểu rằng giá trị không chỉ nằm ở thành tích học tập mà còn ở khả năng đóng góp cho cộng đồng. Bà Wallace khuyên cha mẹ nên giao cho con một nhiệm vụ tình nguyện, có thể là giúp đỡ người khác hoặc đơn giản là hỏi thăm hàng xóm. Điều này giúp trẻ hiểu rằng có nhiều thứ, nhiều cách hơn để cống hiến cho cộng đồng ngoài điểm số cao. (Ảnh: Freepik).

2. “Con phải nỗ lực hết mình trong mọi việc”: Thay vì đòi hỏi con phải nỗ lực hết mình trong mọi việc, bà Wallace hướng con đến việc cân bằng giữa học tập và các hoạt động khác. Họ cùng nhau tìm hiểu cách sử dụng thời gian và năng lượng hiệu quả nhất để đạt được kết quả tốt mà không gây áp lực quá lớn. Ví dụ, vị chuyên gia và con liên tục thảo luận về ý nghĩa của việc trở thành một học sinh giỏi. Đối với bà, học giỏi không phải là dốc hết 100% sức lực. Điều đó có thể dẫn đến kiệt sức và thúc đẩy sự cầu toàn. Thay vào đó, học giỏi là cách con biết lên chiến lược một cách thông minh, tránh kiệt sức và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống. (Ảnh: Freepik).

2. “Con phải nỗ lực hết mình trong mọi việc”: Thay vì đòi hỏi con phải nỗ lực hết mình trong mọi việc, bà Wallace hướng con đến việc cân bằng giữa học tập và các hoạt động khác. Họ cùng nhau tìm hiểu cách sử dụng thời gian và năng lượng hiệu quả nhất để đạt được kết quả tốt mà không gây áp lực quá lớn. Ví dụ, vị chuyên gia và con liên tục thảo luận về ý nghĩa của việc trở thành một học sinh giỏi. Đối với bà, học giỏi không phải là dốc hết 100% sức lực. Điều đó có thể dẫn đến kiệt sức và thúc đẩy sự cầu toàn. Thay vào đó, học giỏi là cách con biết lên chiến lược một cách thông minh, tránh kiệt sức và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống. (Ảnh: Freepik). 

3. “Mẹ chỉ muốn con được hạnh phúc”: Cha mẹ nào cũng muốn con mình hạnh phúc, nhưng bà Wallace nghĩ rằng cảm xúc đó có thể bị hiểu sai và thúc đẩy con ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân. "Tôi biết mình hạnh phúc nhất khi cảm thấy được coi trọng và mang lại giá trị cho người khác. Tôi muốn truyền đạt bài học đó cho con mình", vị chuyên gia nói. Vì vậy, bà thường nói với con rằng muốn chúng tìm thấy những cơ hội để đóng góp cho cộng đồng, không phải để trở nên giỏi hơn người khác, mà là giúp đỡ người khác tốt hơn. Đó là cách chúng ta sống một cuộc đời có ý nghĩa và mục đích. (Ảnh: Freepik).

3. “Mẹ chỉ muốn con được hạnh phúc”: Cha mẹ nào cũng muốn con mình hạnh phúc, nhưng bà Wallace nghĩ rằng cảm xúc đó có thể bị hiểu sai và thúc đẩy con ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân. "Tôi biết mình hạnh phúc nhất khi cảm thấy được coi trọng và mang lại giá trị cho người khác. Tôi muốn truyền đạt bài học đó cho con mình", vị chuyên gia nói. Vì vậy, bà thường nói với con rằng muốn chúng tìm thấy những cơ hội để đóng góp cho cộng đồng, không phải để trở nên giỏi hơn người khác, mà là giúp đỡ người khác tốt hơn. Đó là cách chúng ta sống một cuộc đời có ý nghĩa và mục đích. (Ảnh: Freepik). 

4. "Bài kiểm tra lịch sử của con được bao nhiêu điểm?": Bà Wallace không bao giờ muốn con cái nghĩ rằng thành tích học tập của chúng là điều quan trọng nhất đối với cha mẹ, hoặc nghĩ rằng điểm số làm nên con người chúng. Vì vậy, khi con đi học về, bà thường hỏi những câu chung chung như "Con ăn gì ở trường trưa nay?". Vị chuyên gia nhận thấy cách mở đầu nhẹ nhàng như vậy có thể dễ dàng dẫn đến những câu chuyện khác với con hơn là hỏi thẳng về điểm số. (Ảnh: Freepik).

4. "Bài kiểm tra lịch sử của con được bao nhiêu điểm?": Bà Wallace không bao giờ muốn con cái nghĩ rằng thành tích học tập của chúng là điều quan trọng nhất đối với cha mẹ, hoặc nghĩ rằng điểm số làm nên con người chúng. Vì vậy, khi con đi học về, bà thường hỏi những câu chung chung như "Con ăn gì ở trường trưa nay?". Vị chuyên gia nhận thấy cách mở đầu nhẹ nhàng như vậy có thể dễ dàng dẫn đến những câu chuyện khác với con hơn là hỏi thẳng về điểm số. (Ảnh: Freepik). 

5. "Con đã nhận được thông báo từ trường đại học nào chưa?”: Bà Wallace không cho phép những cuộc thảo luận căng thẳng về đại học len lỏi vào cuộc trò chuyện hàng ngày giữa cha mẹ và con cái. Thay vào đó, bà lên lịch chúng, có thể vào ngày cuối tuần, trong khoảng 1 giờ, khi con học cuối cấp. Điều này đã giúp gia đình bà giảm căng thẳng, tận hưởng thời gian còn lại trong tuần và tập trung vào những điều quan trọng khác trong cuộc sống của con. (Ảnh: Freepik).

5. "Con đã nhận được thông báo từ trường đại học nào chưa?”: Bà Wallace không cho phép những cuộc thảo luận căng thẳng về đại học len lỏi vào cuộc trò chuyện hàng ngày giữa cha mẹ và con cái. Thay vào đó, bà lên lịch chúng, có thể vào ngày cuối tuần, trong khoảng 1 giờ, khi con học cuối cấp. Điều này đã giúp gia đình bà giảm căng thẳng, tận hưởng thời gian còn lại trong tuần và tập trung vào những điều quan trọng khác trong cuộc sống của con. (Ảnh: Freepik). 

(Nguồn: ZNews)

Link: https://lifestyle.znews.vn/ba-me-harvard-khong-bao-gio-noi-5-cau-nay-voi-con-post1517700.html

Bình luận
vtcnews.vn