Theo lời khai ban đầu của hướng dẫn viên Đặng Văn Sỹ, ba du khách Anh thỏa thuận với Sỹ đi “chui” trong rừng để chơi tại địa điểm thác gặp nạn, không mua vé từ khu du lịch thác Datanla.
Sáng 27/2, Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng đã họp khẩn với đại diện các công ty kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm, các cơ quan liên quan trong vụ ba du khách Anh tử nạn tại thác Datanla.
Cuộc họp khẩn nhằm chấn chỉnh, cảnh báo các đơn vị kinh doanh du lịch mạo hiểm sáng 27/2 tại Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: Chính Thành |
Khoảng 15 công ty chuyên kinh doanh loại hình du lịch mạo hiểm đã có mặt tại cuộc họp.
Bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng nhận định vụ tai nạn tại thác Datanla hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh du lịch của nhiều công ty cũng như ngành du lịch địa phương.
Cuộc họp khẩn nhằm chấn chỉnh, cảnh báo các đơn vị kinh doanh du lịch rà soát lại tất cả các điều kiện, phương tiện phải bảo đảm an toàn tuyệt đối với loại hình du lịch tiềm ẩn rủi ro trên.
Liên quan tới vụ ba người Anh thiệt mạng, bà Nguyên cho biết hiện công an tỉnh Lâm Đồng vẫn đang điều tra vụ việc, kết luận nguyên nhân tai nạn.
Cơ quan chức năng đã cho gia đình bảo lãnh hướng dẫn viên du lịch Đặng Văn Sỹ (26 tuổi, thuộc Công ty dịch vụ du lịch Đam Mê Đà Lạt, đóng tại đường Trương Công Định, P.1, TP Đà Lạt) và giám đốc Phạm Hữu Hoài Nguyên, 30 tuổi về nhà.
Được biết, công ty này đã được Sở VH-TT&DL cấp giấy phép đủ điều kiện tổ chức loại hình du lịch thể thao mạo hiểm tại địa bàn tỉnh vào năm 2015. Công ty cũng có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, đăng ký loại hình du lịch thể thao leo núi, vượt thác và đi bộ trong rừng.
Theo lời khai ban đầu của hướng dẫn viên Sỹ tại cơ quan điều tra, ba du khách người Anh đã thỏa thuận với Sỹ đi “chui” trong rừng để chơi tại địa điểm thác gặp tai nạn, không mua vé từ khu du lịch thác Datanla.
Làm việc với các công ty, ông Mai Viết Đảng - Chánh Thanh tra Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng cho biết đầu năm 2015 không dưới 5 lần sở mời 12 đơn vị du lịch mạo hiểm để khuyến cáo về các quy định, tính rủi ro.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều công ty tự tổ chức tour tuyến, đưa khách đi chơi các loại hình du lịch mạo hiểm không liên kết mua vé chính thức, thường đi chui nên không đảm bảo an toàn.
“Sự cố này đã được dự báo trước nhưng một số công ty kinh doanh du lịch vẫn bỏ ngoài tai. Đây là sự cố đau lòng nhưng không thể tránh khỏi nếu các công ty vẫn hoạt động bất chấp các quy định”- ông Đảng nói.
Đại diện nhiều công ty du lịch cho rằng dịch vụ du lịch mạo hiểm là loại hình mới, tiềm năng nhưng đã manh mún, diễn ra nhỏ lẻ từ gần 10 năm nay. Thời điểm gần đây dịch vụ này phát triển mạnh, không tránh khỏi các công ty cạnh tranh nhau quyết liệt.
Tuy nhiên, chỉ một số nhỏ công ty làm ăn kiểu “chụp giựt”, đặt lợi ích kinh doanh lên trên hết. Hầu hết các công ty khác vẫn khai thác loại hình du lịch trên với tính chuyên nghiệp cao.
Nguồn: Tuổi TrẻBà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng nhận định vụ tai nạn tại thác Datanla hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh du lịch của nhiều công ty cũng như ngành du lịch địa phương.
Cuộc họp khẩn nhằm chấn chỉnh, cảnh báo các đơn vị kinh doanh du lịch rà soát lại tất cả các điều kiện, phương tiện phải bảo đảm an toàn tuyệt đối với loại hình du lịch tiềm ẩn rủi ro trên.
Liên quan tới vụ ba người Anh thiệt mạng, bà Nguyên cho biết hiện công an tỉnh Lâm Đồng vẫn đang điều tra vụ việc, kết luận nguyên nhân tai nạn.
Cơ quan chức năng đã cho gia đình bảo lãnh hướng dẫn viên du lịch Đặng Văn Sỹ (26 tuổi, thuộc Công ty dịch vụ du lịch Đam Mê Đà Lạt, đóng tại đường Trương Công Định, P.1, TP Đà Lạt) và giám đốc Phạm Hữu Hoài Nguyên, 30 tuổi về nhà.
Được biết, công ty này đã được Sở VH-TT&DL cấp giấy phép đủ điều kiện tổ chức loại hình du lịch thể thao mạo hiểm tại địa bàn tỉnh vào năm 2015. Công ty cũng có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, đăng ký loại hình du lịch thể thao leo núi, vượt thác và đi bộ trong rừng.
Theo lời khai ban đầu của hướng dẫn viên Sỹ tại cơ quan điều tra, ba du khách người Anh đã thỏa thuận với Sỹ đi “chui” trong rừng để chơi tại địa điểm thác gặp tai nạn, không mua vé từ khu du lịch thác Datanla.
Làm việc với các công ty, ông Mai Viết Đảng - Chánh Thanh tra Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng cho biết đầu năm 2015 không dưới 5 lần sở mời 12 đơn vị du lịch mạo hiểm để khuyến cáo về các quy định, tính rủi ro.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều công ty tự tổ chức tour tuyến, đưa khách đi chơi các loại hình du lịch mạo hiểm không liên kết mua vé chính thức, thường đi chui nên không đảm bảo an toàn.
“Sự cố này đã được dự báo trước nhưng một số công ty kinh doanh du lịch vẫn bỏ ngoài tai. Đây là sự cố đau lòng nhưng không thể tránh khỏi nếu các công ty vẫn hoạt động bất chấp các quy định”- ông Đảng nói.
Đại diện nhiều công ty du lịch cho rằng dịch vụ du lịch mạo hiểm là loại hình mới, tiềm năng nhưng đã manh mún, diễn ra nhỏ lẻ từ gần 10 năm nay. Thời điểm gần đây dịch vụ này phát triển mạnh, không tránh khỏi các công ty cạnh tranh nhau quyết liệt.
Tuy nhiên, chỉ một số nhỏ công ty làm ăn kiểu “chụp giựt”, đặt lợi ích kinh doanh lên trên hết. Hầu hết các công ty khác vẫn khai thác loại hình du lịch trên với tính chuyên nghiệp cao.
Bình luận