(VTC News) - Aquafina có thực sự bị hiểu nhầm hay không, khi mà vẫn có những tranh cãi gay gắt cùng những sự khác biệt không thể phủ nhận giữa sử dụng nước công cộng và nước uống tinh khiết đóng chai?
Aquafina đã bị hiểu nhầm?
Sẽ không còn gì để bàn cãi về việc nước tinh khiết Aquafina có nguồn gốc giống hệt như nguồn nước mà bạn rửa bát hàng ngày, bởi nó sẽ được thể hiện trên nhãn chai qua ký tự bổ sung P.W.S, viết tắt của từ Public Water Source - nguồn nước công cộng.
Từ "công cộng" ở đây chính là từ khóa, thể hiện việc Pepsi đã lấy nguồn nước ở đâu và đã tạo ra "sự khác biệt" của mình như thế nào, thay vì chỉ ghi đơn thuần là Pure Water - nước tinh khiết như hiện nay.
Trong một email trả lời cho bài viết "Aquafina thừa nhận là sản phẩm từ nước công cộng" được trang tin Inverse đăng tải, một phát ngôn viên của PepsiCo đã lập luận rằng sản phẩm Aquafina đã bị hiểu nhầm.
"Như đã nêu trên nhãn, Aquafina là nước uống tinh khiết," người phát ngôn này của Pepsico (yêu cầu không nêu tên) viết: "Nó bắt nguồn từ nguồn nước công cộng nhưng sau đó đã được tinh thông qua một quá trình thanh lọc khắt khe gồm 7 bước, gọi là Hydro-7 ™. Do vậy, Aquafina không giống như nước trong bồn rửa phòng tắm của bạn hay như những gì mà bạn đang hiểu về vấn đề này".
"Hydro-7 là một quá trình bao gồm hệ thống thẩm thấu ngược và các phương pháp thanh lọc khác. Quá trình này giúp loại bỏ các chất như clorua, muối và các chất khác có thể làm ảnh hưởng đến hương vị của nước. Đó là cách mà chúng tôi có thể đảm bảo rằng bạn sẽ được uống nước sạch, hương vị tinh khiết mỗi khi mở một chai Aquafina".
Để có được công bằng cho mình, Aquafina cũng đã liệt kê đầy đủ từng bước trong quá trình lọc Hydro-7 của mình, và có vẻ như nó tốt hơn gấp nhiều lần so với máy lọc nước thông thường mà các gia đình hiện nay vẫn đang sử dụng.
Người tiêu dùng nên hiểu việc sử dụng nguồn nước công cộng không phải chỉ duy nhất mình họ, mà ngay cả Dasani cũng đã phải dán nhãn P.W.S , mà tất nhiên là Dasani cũng có cách lọc nước của riêng của mình.
Sự khác biệt giữa nước máy và nước uống tinh khiết đóng chai
Theo Thông tư 34/2010 của Bộ Y tế ban hành về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai, thuật ngữ “nước uống đóng chai” được sử dụng để chỉ các sản phẩm nước đóng chai có thể uống trực tiếp nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên, vì nước khoáng thiên nhiên là loại nước được khai thác trực tiếp từ nguồn thiên nhiên và có hàm lượng một số muối khoáng nhất định.
Còn một loại nước khác được hiểu là nước sạch trong thiên nhiên mà con người ta vẫn ăn uống từ ngàn xưa để trưởng thành và phát triển, đó là nước tinh chất. Nước tinh chất chứa nhiều khoáng chất tự nhiên an toàn, có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên, những nguồn nước thiên nhiên như vậy trên thế giới đến nay gần như đã bị "tuyệt chủng"
Còn về nước tinh khiết, BS Trần Ngọc Lưu Phương (giảng viên ĐH Y Phạm Ngọc Thạch) thì cho rằng, nước tinh khiết là loại nước đã bị loại bỏ hết các thành phần khoáng chất trong nước, về mặt hóa học thì gần như chỉ còn H2O mà không có một thành phần khoáng chất nào khác, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất công nghiệp và y tế.
Có thể hiểu rằng, nước uống tinh khiết đóng chai thực chất là nước đã qua xử lý để lọc sạch và không còn các chất hòa tan hay các loại vi sinh khác (hoặc ở dưới ngưỡng cho phép). Vì vậy mới có nhiều ý kiến cho rằng, nguồn nước để sản xuất nước tinh khiết ở đâu không quan trọng, quan trọng là công nghệ xử lý lọc nước như thế nào.
Chính vì vậy, vấn đề gây tranh cãi chủ yếu cách thức xử lý nước để sao cho các sản phẩm nước đóng chai thực sự sạch hơn nước máy.
Theo Inverse, tranh cãi nảy sinh từ việc tại các đô thị của Mỹ, vẫn có những hệ thống làm sạch nguồn nước máy mà thậm chí người ta có thể uống được trực tiếp từ vòi.
Một nghiên cứu năm 2013 được ủy quyền bởi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới quốc tế cũng đã đặt câu hỏi, liệu sản phẩm cuối cùng của những dây chuyền trong ngành công nghiệp nước đóng có hợp vệ sinh hay không, khi mà "các tiêu chuẩn về xử lý nước máy ở châu Âu và Mỹ được cho là còn nhiều hơn cả những tiêu chuẩn được áp dụng trong ngành công nghiệp này?".
Trên thực tế, vào năm 1998, một nghiên cứu của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên đã cho thấy, phần lớn nước đóng chai đều an toàn, mặc dù một vài mẫu vẫn có dấu vết của vi khuẩn hoặc hóa chất vượt quá tiêu chuẩn của nhà nước và của ngành.
Tuy nhiên, đó đã là nghiên cứu của cách đây 15 năm, và kể từ nghiên cứu đó đến nay cũng chưa có thêm một cuộc thử nghiệm nào khác để chứng minh lại điều này.
Ngoài ra, để so sánh, vẫn có thể thấy được sự khác biệt giữa nước uống đóng chai và nước máy.
Đó là khi bạn bật vòi nước máy ở nhà lên để sử dụng, ít nhất thì bạn đã không đóng góp thêm một ít vào con số 35 triệu chai nhựa thải mỗi năm khi bạn sử dụng nước đóng chai.
Còn xét về mặt kinh tế, Giám đốc công ty tư vấn tài chính cá nhân MyBudget cho biết tại Úc, mỗi năm người dân sẽ chỉ cần 1,5 USD nếu uống nước trong vòi, với lượng dùng trung bình 2 lít mỗi ngày.
Còn nếu mua nước uống đóng chai, số tiền phải chi lên tới gần 3.000 USD, chênh lệch lên tới 2.000 lần mà thực tế giữa hai loại nước này lại không có quá nhiều sự khác biệt về dinh dưỡng.
Cho đến nay, phía Pepsico tại Việt Nam vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức nào liên quan đến sự cố Aquafina tại Mỹ thừa nhận dùng nước công cộng để sản xuất nước uống đóng chai, và quy trình cũng như nguồn nước mà Pepsico tại Việt Nam sử dụng để đóng chai các sản phẩm nước Aquafina Pure Water.
Huyền Trân
Aquafina đã bị hiểu nhầm?
Sẽ không còn gì để bàn cãi về việc nước tinh khiết Aquafina có nguồn gốc giống hệt như nguồn nước mà bạn rửa bát hàng ngày, bởi nó sẽ được thể hiện trên nhãn chai qua ký tự bổ sung P.W.S, viết tắt của từ Public Water Source - nguồn nước công cộng.
Từ "công cộng" ở đây chính là từ khóa, thể hiện việc Pepsi đã lấy nguồn nước ở đâu và đã tạo ra "sự khác biệt" của mình như thế nào, thay vì chỉ ghi đơn thuần là Pure Water - nước tinh khiết như hiện nay.
Hiện tại ở Việt Nam trên nhãn Aquafina chỉ ghi Pure Water - nước tinh khiết - Ảnh: Huyền Trân |
"Như đã nêu trên nhãn, Aquafina là nước uống tinh khiết," người phát ngôn này của Pepsico (yêu cầu không nêu tên) viết: "Nó bắt nguồn từ nguồn nước công cộng nhưng sau đó đã được tinh thông qua một quá trình thanh lọc khắt khe gồm 7 bước, gọi là Hydro-7 ™. Do vậy, Aquafina không giống như nước trong bồn rửa phòng tắm của bạn hay như những gì mà bạn đang hiểu về vấn đề này".
"Hydro-7 là một quá trình bao gồm hệ thống thẩm thấu ngược và các phương pháp thanh lọc khác. Quá trình này giúp loại bỏ các chất như clorua, muối và các chất khác có thể làm ảnh hưởng đến hương vị của nước. Đó là cách mà chúng tôi có thể đảm bảo rằng bạn sẽ được uống nước sạch, hương vị tinh khiết mỗi khi mở một chai Aquafina".
Để có được công bằng cho mình, Aquafina cũng đã liệt kê đầy đủ từng bước trong quá trình lọc Hydro-7 của mình, và có vẻ như nó tốt hơn gấp nhiều lần so với máy lọc nước thông thường mà các gia đình hiện nay vẫn đang sử dụng.
Người tiêu dùng nên hiểu việc sử dụng nguồn nước công cộng không phải chỉ duy nhất mình họ, mà ngay cả Dasani cũng đã phải dán nhãn P.W.S , mà tất nhiên là Dasani cũng có cách lọc nước của riêng của mình.
Sự khác biệt giữa nước máy và nước uống tinh khiết đóng chai
Theo Thông tư 34/2010 của Bộ Y tế ban hành về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai, thuật ngữ “nước uống đóng chai” được sử dụng để chỉ các sản phẩm nước đóng chai có thể uống trực tiếp nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên, vì nước khoáng thiên nhiên là loại nước được khai thác trực tiếp từ nguồn thiên nhiên và có hàm lượng một số muối khoáng nhất định.
Còn một loại nước khác được hiểu là nước sạch trong thiên nhiên mà con người ta vẫn ăn uống từ ngàn xưa để trưởng thành và phát triển, đó là nước tinh chất. Nước tinh chất chứa nhiều khoáng chất tự nhiên an toàn, có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên, những nguồn nước thiên nhiên như vậy trên thế giới đến nay gần như đã bị "tuyệt chủng"
Còn về nước tinh khiết, BS Trần Ngọc Lưu Phương (giảng viên ĐH Y Phạm Ngọc Thạch) thì cho rằng, nước tinh khiết là loại nước đã bị loại bỏ hết các thành phần khoáng chất trong nước, về mặt hóa học thì gần như chỉ còn H2O mà không có một thành phần khoáng chất nào khác, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất công nghiệp và y tế.
Có thể hiểu rằng, nước uống tinh khiết đóng chai thực chất là nước đã qua xử lý để lọc sạch và không còn các chất hòa tan hay các loại vi sinh khác (hoặc ở dưới ngưỡng cho phép). Vì vậy mới có nhiều ý kiến cho rằng, nguồn nước để sản xuất nước tinh khiết ở đâu không quan trọng, quan trọng là công nghệ xử lý lọc nước như thế nào.
Chính vì vậy, vấn đề gây tranh cãi chủ yếu cách thức xử lý nước để sao cho các sản phẩm nước đóng chai thực sự sạch hơn nước máy.
Theo Inverse, tranh cãi nảy sinh từ việc tại các đô thị của Mỹ, vẫn có những hệ thống làm sạch nguồn nước máy mà thậm chí người ta có thể uống được trực tiếp từ vòi.
Một nghiên cứu năm 2013 được ủy quyền bởi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới quốc tế cũng đã đặt câu hỏi, liệu sản phẩm cuối cùng của những dây chuyền trong ngành công nghiệp nước đóng có hợp vệ sinh hay không, khi mà "các tiêu chuẩn về xử lý nước máy ở châu Âu và Mỹ được cho là còn nhiều hơn cả những tiêu chuẩn được áp dụng trong ngành công nghiệp này?".
Trên thực tế, vào năm 1998, một nghiên cứu của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên đã cho thấy, phần lớn nước đóng chai đều an toàn, mặc dù một vài mẫu vẫn có dấu vết của vi khuẩn hoặc hóa chất vượt quá tiêu chuẩn của nhà nước và của ngành.
Tuy nhiên, đó đã là nghiên cứu của cách đây 15 năm, và kể từ nghiên cứu đó đến nay cũng chưa có thêm một cuộc thử nghiệm nào khác để chứng minh lại điều này.
Ngoài ra, để so sánh, vẫn có thể thấy được sự khác biệt giữa nước uống đóng chai và nước máy.
Đó là khi bạn bật vòi nước máy ở nhà lên để sử dụng, ít nhất thì bạn đã không đóng góp thêm một ít vào con số 35 triệu chai nhựa thải mỗi năm khi bạn sử dụng nước đóng chai.
Còn xét về mặt kinh tế, Giám đốc công ty tư vấn tài chính cá nhân MyBudget cho biết tại Úc, mỗi năm người dân sẽ chỉ cần 1,5 USD nếu uống nước trong vòi, với lượng dùng trung bình 2 lít mỗi ngày.
Còn nếu mua nước uống đóng chai, số tiền phải chi lên tới gần 3.000 USD, chênh lệch lên tới 2.000 lần mà thực tế giữa hai loại nước này lại không có quá nhiều sự khác biệt về dinh dưỡng.
Cho đến nay, phía Pepsico tại Việt Nam vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức nào liên quan đến sự cố Aquafina tại Mỹ thừa nhận dùng nước công cộng để sản xuất nước uống đóng chai, và quy trình cũng như nguồn nước mà Pepsico tại Việt Nam sử dụng để đóng chai các sản phẩm nước Aquafina Pure Water.
Huyền Trân
Bình luận