(VTC News) - Liên quan đến dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), điều 467 quy định lãi suất đang có 2 luồng ý kiến khác nhau về việc áp dụng mức trần lãi suất với ngân hàng.
Trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), điều 467 quy định lãi suất đang có 2 luồng ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, trần lãi suất không vượt quá 20%/năm. Tuy nhiên, loại ý kiến thứ hai thì cho rằng, vẫn lấy lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước làm tham chiếu, lãi suất tối đa không quá 200%.
Tuy nhiên, dù nghiêng về phương án nào, quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đa số Đại biểu Quốc hội đều cho rằng Bộ luật dân sự không điều chỉnh phạm vi lãi suất của các tổ chức tín dụng mà để cho luật chuyên ngành quy định.
Trả lời phóng viên, TS. Cao Sỹ Kiêm - Nguyên Thống đốc NHNN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình bày tỏ sự ủng hộ quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời phản đối những quan điểm quy định cứng trần lãi suất, vì theo ông làm như vậy là cản trở thị trường phát triển, gây khó khăn cho cả ngân hàng và người cần vay vốn.
- Thưa ông, cho đến thời điểm này dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) vẫn đưa ra tới hai phương án quản lý lãi suất để Đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và lựa chọn. Theo quan điểm của riêng ông, chúng ta nên chọn phương án nào?
Dự thảo luật đưa ra 2 phương án về lãi suất như sau:
Phương án 1:Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Phương án 2:Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác.
Với 2 phương án trên, tôi không ủng hộ cả 2 phương án, bởi vì cả hai phương án nêu ra trong dự thảo về mặt lý thuyết thì tưởng rằng là có lý nhưng quan trọng nhất là cơ sở xác định thì vẫn chưa rõ ràng, chưa có căn cứ khoa học.
Tại sao chúng ta lại lấy một con số khống chế trần lãi suất không vượt quá 20%? Tại sao lại đưa ra con số này mà không chứng minh được, áp đặt cảm tính như vậy? Có người bảo rằng lạm phát cao thì lấy đến 200%, thế nếu lạm phát thấp thì lấy trần bao nhiêu?
Thứ nữa là phương án 2 lại đề cập trần lãi suất không được vượt quá 200 lãi suất cơ bản của NHNN, nhưng thực tế thì đã từ lâu NHNN không công bố lãi suất cơ bản. Và ngay cả giải thích khái niệm về lãi suất cơ bản ở nước ta hiện nay cũng chưa chuẩn.
Thời tôi còn tại nhiệm, cũng mấy lần công bố lãi suất cơ bản, tuy nhiên sau đó đánh giá lợi ích và tầm quan trọng của việc làm này đối với thị trường thì chúng tôi đã quyết định không thực hiện việc công bố này nữa. Như vậy, đã không công bố thì biết lấy gì làm căn cứ để quản lý?
- Vậy theo ông, đối với việc quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng thì nên quy định thế nào để đảm bảo được sự phát triển, phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay?
Theo tôi, tự do hóa lãi suất là rất đúng! Đó là những gì các nước phát triển đã và đang thực hiện và chúng ta cần phải xác định hướng đi đúng đắn như vậy. Tự do lãi suất là đúng với quy luật cung cầu của thị trường, nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng và chính sự cạnh tranh ấy sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.
Trên thực tế, nếu như tôi đi vay ngân hàng một khoản tiền mà tôi biết rằng lợi nhuận đạt được là 50% trên con số vay, thì có trả lãi tới 30% số tiền vay tôi cũng chấp nhận vay và chịu mức trả lãi cao là điều bình thường.
Đã đề cập tới nền kinh tế thị trường thì phải tính để làm sao các công cụ điều chỉnh thực sự mang tính thị trường, chứ không thể áp đặt một con số nào cụ thể vào đó, để rồi ít lâu sau lại phải điều chỉnh luật.
- Nhưng thưa ông, vẫn còn một số Đại biểu Quốc hội cho rằng, phải khống chế trần lãi suất để có căn cứ chống cho vay nặng lãi?
Tín dụng đen hay tín dụng phi chính thống là một phạm trù hoàn toàn khác, không thể nào áp đặt quản lý tín dụng kiểu này. Như tôi vừa phân tích ở trên, đã là kinh tế thị trường thì phải tự do, còn việc xây dựng hành lang pháp lý thế nào để quản lý các tổ chức tín dụng là việc cần thiết để mọi việc thực sự minh bạch, đó là việc của các cơ quan chức năng. Còn nếu cứ tư duy theo hướng không quản được là khống chế bằng con số cụ thể thì làm sao tiến lên theo thời đại được?
Ở một góc độ khác, tại sao không nghĩ rằng, khi thị trường được tự do thì doanh nghiệp và người dân sẽ dễ tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng hơn? Và khi tiếp cận vốn ngân hàng một cách dễ dàng thì họ đâu cần thiết phải đi vay vốn phi chính thức nữa!
Chúng ta không nên đặt ra một cái mốc để bắt cả hệ thống ngân hàng phải làm theo, trong khi diễn biến thực tế thì biết rằng không thể như thế. Tư duy theo hướng ấy là đang lẫn lộn giữa quản lý các tổ chức tín dụng được pháp luật công nhận với tín dụng phi chính thức.
Dù sao tôi cũng rất mừng vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phần lớn Đại biểu Quốc hội đã nhận thấy nếu quy định cứng trần lãi suất trong BLDS là một sai lầm.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Thủy Minh
Trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), điều 467 quy định lãi suất đang có 2 luồng ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, trần lãi suất không vượt quá 20%/năm. Tuy nhiên, loại ý kiến thứ hai thì cho rằng, vẫn lấy lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước làm tham chiếu, lãi suất tối đa không quá 200%.
Tuy nhiên, dù nghiêng về phương án nào, quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đa số Đại biểu Quốc hội đều cho rằng Bộ luật dân sự không điều chỉnh phạm vi lãi suất của các tổ chức tín dụng mà để cho luật chuyên ngành quy định.
Ông Cao Sỹ Kiêm |
- Thưa ông, cho đến thời điểm này dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) vẫn đưa ra tới hai phương án quản lý lãi suất để Đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và lựa chọn. Theo quan điểm của riêng ông, chúng ta nên chọn phương án nào?
Dự thảo luật đưa ra 2 phương án về lãi suất như sau:
Phương án 1:Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Phương án 2:Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác.
Với 2 phương án trên, tôi không ủng hộ cả 2 phương án, bởi vì cả hai phương án nêu ra trong dự thảo về mặt lý thuyết thì tưởng rằng là có lý nhưng quan trọng nhất là cơ sở xác định thì vẫn chưa rõ ràng, chưa có căn cứ khoa học.
Tại sao chúng ta lại lấy một con số khống chế trần lãi suất không vượt quá 20%? Tại sao lại đưa ra con số này mà không chứng minh được, áp đặt cảm tính như vậy? Có người bảo rằng lạm phát cao thì lấy đến 200%, thế nếu lạm phát thấp thì lấy trần bao nhiêu?
Thứ nữa là phương án 2 lại đề cập trần lãi suất không được vượt quá 200 lãi suất cơ bản của NHNN, nhưng thực tế thì đã từ lâu NHNN không công bố lãi suất cơ bản. Và ngay cả giải thích khái niệm về lãi suất cơ bản ở nước ta hiện nay cũng chưa chuẩn.
Thời tôi còn tại nhiệm, cũng mấy lần công bố lãi suất cơ bản, tuy nhiên sau đó đánh giá lợi ích và tầm quan trọng của việc làm này đối với thị trường thì chúng tôi đã quyết định không thực hiện việc công bố này nữa. Như vậy, đã không công bố thì biết lấy gì làm căn cứ để quản lý?
- Vậy theo ông, đối với việc quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng thì nên quy định thế nào để đảm bảo được sự phát triển, phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay?
Theo tôi, tự do hóa lãi suất là rất đúng! Đó là những gì các nước phát triển đã và đang thực hiện và chúng ta cần phải xác định hướng đi đúng đắn như vậy. Tự do lãi suất là đúng với quy luật cung cầu của thị trường, nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng và chính sự cạnh tranh ấy sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.
Trên thực tế, nếu như tôi đi vay ngân hàng một khoản tiền mà tôi biết rằng lợi nhuận đạt được là 50% trên con số vay, thì có trả lãi tới 30% số tiền vay tôi cũng chấp nhận vay và chịu mức trả lãi cao là điều bình thường.
Đã đề cập tới nền kinh tế thị trường thì phải tính để làm sao các công cụ điều chỉnh thực sự mang tính thị trường, chứ không thể áp đặt một con số nào cụ thể vào đó, để rồi ít lâu sau lại phải điều chỉnh luật.
- Nhưng thưa ông, vẫn còn một số Đại biểu Quốc hội cho rằng, phải khống chế trần lãi suất để có căn cứ chống cho vay nặng lãi?
Tín dụng đen hay tín dụng phi chính thống là một phạm trù hoàn toàn khác, không thể nào áp đặt quản lý tín dụng kiểu này. Như tôi vừa phân tích ở trên, đã là kinh tế thị trường thì phải tự do, còn việc xây dựng hành lang pháp lý thế nào để quản lý các tổ chức tín dụng là việc cần thiết để mọi việc thực sự minh bạch, đó là việc của các cơ quan chức năng. Còn nếu cứ tư duy theo hướng không quản được là khống chế bằng con số cụ thể thì làm sao tiến lên theo thời đại được?
Ở một góc độ khác, tại sao không nghĩ rằng, khi thị trường được tự do thì doanh nghiệp và người dân sẽ dễ tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng hơn? Và khi tiếp cận vốn ngân hàng một cách dễ dàng thì họ đâu cần thiết phải đi vay vốn phi chính thức nữa!
Chúng ta không nên đặt ra một cái mốc để bắt cả hệ thống ngân hàng phải làm theo, trong khi diễn biến thực tế thì biết rằng không thể như thế. Tư duy theo hướng ấy là đang lẫn lộn giữa quản lý các tổ chức tín dụng được pháp luật công nhận với tín dụng phi chính thức.
Dù sao tôi cũng rất mừng vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phần lớn Đại biểu Quốc hội đã nhận thấy nếu quy định cứng trần lãi suất trong BLDS là một sai lầm.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Thủy Minh
Bình luận