Tuần dương hạm huyền thoại Aurora (Rạng Đông), là 1 trong 3 chiến hạm thuộc lớp tàu Pallada từng tham gia Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905). Trong số 3 con tàu tham chiến, Aurora và Diana quay trở về được nước Nga, tuần dương hạm Pallada bị Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt giữ.
Ngày 25/10/1917 (tức ngày 7/11/1917 theo lịch mới), chiến hạm Aurora nổ phát pháo phát động cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông, bắt đầu Cách mạng tháng 10 Nga làm cả thế giới chấn động. Hiện tại, chiến hạm Aurora đóng vai trò là tàu bảo tàng và được neo tại thành phố Saint Petersburg, Nga.
Tuần dương hạm hộ vệ lớp Pallada của Nga, gồm chiến hạm Pallada, Diana và Aurora gắn liền với bước tiến mới của ngành đóng tàu Nga vào đầu thế kỷ 20, trong ảnh là chiến hạm Aurora trước khi hạ thủy, ngày 11/11/1900. (Ảnh: RIA Novosti)
Chiến hạm Aurora được rửa tội trên dòng sông Neva, dưới sự chứng kiến của Sa hoàng Nicolas II vào ngày 11/11/1900, ảnh chụp ngày 1/9/1904. (Ảnh: RIA Novosti)
Cả 3 tuần dương hạm hộ vệ lớp Pallada được biên chế về vùng Viễn Đông của Nga, ảnh chụp du khách thăm quan chiến hạm Aurora. (Ảnh: Sputnik)
Aurora có chiều dài 126,8 m với lượng choán nước 6.731 tấn, được trang bị pháo và ngư lôi, ảnh chụp thủy thủ đang vệ sinh sàn tàu ngày 4/9/1967. (Ảnh: Sputnik)
Tháng 11/1903, Aurora được lệnh lên đường đến vùng Viễn Đông để chi viện cho Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Đế quốc Nga, ảnh chụp trạm radio của tàu ngày 16/8/1970. (Ảnh: RIA Novosti)
Chiến hạm Aurora tham gia vào Chiến tranh Nga – Nhật, diễn ra từ ngày 9/2/1904 đến ngày 5/9/1905. (Ảnh: Vitaly V. Kuzmin)
Trong Trận Tsushima, tháng 5/1905, Aurora yểm trợ cho các chiến hạm có tốc độ chậm hơn của Hải quân Đế quốc Nga, sau đó phá được vòng vây và đến khu vực trung lập Manila, Phillipines. (Ảnh: Christophe Chenevier)
Năm 1906, Aurora trở về Nga và trở thành tàu huấn luyện tại biển Baltic, ảnh chụp học viên hải quân Nga hạ cờ trên tàu, ngày 26/1/2012, phía sau là Nhà thờ Saint Isaak tại thành phố Saint Petersburg. (Ảnh: AP)
Sau khi trở về Nga, vũ khí của Aurora được thay đổi, ảnh chụp chiến hạm Aurora sau khi phục chế được lai dắt về sông Neva. (Ảnh: Sputnik)
Trong Thế chiến I, Aurora tham gia tuần tra tại vùng biển Baltic, trong ảnh là 2 du khách đang chụp ảnh bên chiến hạm Aurora. (Ảnh: Sputnik)
Năm 1917, sau Cách mạng tháng 2 Nga, phần lớn thủy thủ đoàn của Aurora tham gia vào lực lượng Bolshevik, ủy ban cách mạng được thành lập trên tàu, ảnh chụp thủy thủ Aurora trên đường phố Petrograd (tên cũ của Saint Petersburg), tháng 10/1917. (Ảnh: RIA Novosti)
Thời khắc quan trọng nhất của Aurora là khi chiến hạm này nổ phát súng phát động cuộc tấn công vào Cung điện Mùa đông tại Petrograd ngày 25/10 (tức 7/11 theo lịch mới), bắt đầu Cách mạng tháng 10 Nga. (Ảnh: RIA Novosti)
Trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, quân đội phát xít Đức săn lùng Aurora bởi chiến hạm này là biểu tượng của Liên Xô, nhưng chiến hạm này vẫn sống sót sau những trận không kích của không quân phát xít Đức. (Ảnh: Sputnik)
Hiện tại, Aurora là một trong những biểu tượng của lịch sử nước Nga, được neo tại thành phố Saint Petersburg và là tàu bảo tàng. (Ảnh: Sputnik)
Aurora là đề tài nổi bật trong nghệ thuật không chỉ của Liên Xô và Nga, là chủ đề của nhiều bài hát và bộ phim, hình ảnh của chiến hạm này xuất hiện trên nhiều đồng xu và tem thư của nhiều quốc gia. (Ảnh: Sputnik)
Nguyễn Tiến
Bình luận