(VTC News) - Sáng nay (21/10), gần 9 km đường trên cao thuộc vành đai 3 đã chính thức đi vào hoạt động.
Sau 9 năm, vành đai giai đoạn 1 (dài 10 km) được hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện phát triển một loạt các khu đô thị, trung tâm hành chính nằm tại khu vực Mỹ Đình - phía tây thành phố. Một năm sau, đường trên cao dài 8,9 km được khởi công.
Toàn tuyến bao gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chạy suốt với với 4 làn xe, chiều rộng mặt cầu 24 m, tốc độ tối đa 100 km/h. Dự án có vốn đầu tư 5.547 tỷ đồng, từ nguồn vay ODA của Nhật Bản.
Trong gần 3 năm, tuyến đường trên cao đã hoàn thành, kết nối với đoạn cầu cạn Pháp Vân dài 6 km, tạo thành đường trên cao vành đai 3 dài 15 km, nối với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và cầu Thanh Trì. Kết nối xa hơn là quốc lộ 5 và đại lộ Thăng Long, tạo thành tuyến giao thông liên hoàn hiện đại.
Đường trên cao cũng vượt qua 3 nút giao có lưu lượng phương tiện lớn tại phía tây nam Hà Nội là nút Thanh Xuân - Khuất Duy Tiến, Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương, và nút giao Trung Hòa. Gần mỗi nút giao này đều có các đường dẫn lên và xuống cho các phương tiện.
PV (Tổng hợp)
Năm 2001, Thủ tướng quyết định đầu tư tuyến vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Linh Đàm theo 2 giai đoạn. Giai đoạn một xây dựng đường đô thị 4 làn xe cơ giới, giai đoạn 2 sẽ xây dựng tiếp đường trên cao với 4 làn xe đi giữa giải phân cách.
Tuyến đường trên cao đầu tiên ở Hà Nội đã chính thức thông xe vào sáng 21/10. (Ảnh Dân trí) |
Sau 9 năm, vành đai giai đoạn 1 (dài 10 km) được hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện phát triển một loạt các khu đô thị, trung tâm hành chính nằm tại khu vực Mỹ Đình - phía tây thành phố. Một năm sau, đường trên cao dài 8,9 km được khởi công.
Toàn tuyến bao gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chạy suốt với với 4 làn xe, chiều rộng mặt cầu 24 m, tốc độ tối đa 100 km/h. Dự án có vốn đầu tư 5.547 tỷ đồng, từ nguồn vay ODA của Nhật Bản.
Lễ thông xe đường trên cao sáng ngày 21/10. (Ảnh VNE) |
Trong gần 3 năm, tuyến đường trên cao đã hoàn thành, kết nối với đoạn cầu cạn Pháp Vân dài 6 km, tạo thành đường trên cao vành đai 3 dài 15 km, nối với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và cầu Thanh Trì. Kết nối xa hơn là quốc lộ 5 và đại lộ Thăng Long, tạo thành tuyến giao thông liên hoàn hiện đại.
Đường trên cao cũng vượt qua 3 nút giao có lưu lượng phương tiện lớn tại phía tây nam Hà Nội là nút Thanh Xuân - Khuất Duy Tiến, Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương, và nút giao Trung Hòa. Gần mỗi nút giao này đều có các đường dẫn lên và xuống cho các phương tiện.
PV (Tổng hợp)
Bình luận