Theo The Verge, cuối cùng các nhà khoa học cũng có câu trả lời cho những thay đổi kỳ lạ không giống bất cứ một ngôi sao nào của luồng sáng xung quanh KIC 8462852.
Ánh sáng của KIC 8462852 thay đổi một cách kỳ lạ, lên xuống dữ dội và không thể đoán trước.
Theo đó, nguyên nhân của bí ẩn được cho là nằm ở đám bụi xung quanh ngôi sao này. Những lí giải phức tạp hơn – bao gồm sự can thiệp của các cấu trúc ngoài hành tinh – đều bị phủ nhận.
Ánh sáng phức tạp của KIC 8462852 có nghĩa là có thứ gì đó bất thường với kích cỡ lớn di chuyển phía trước ngôi sao khiến các nhà khoa học từng nghĩ đến một số khả năng như sao chổi hoặc siêu cấu trúc ngoài hành tinh chặn ánh sáng của nó.
Trong đó, ý kiến về những cấu trúc ngoài hành tinh thu hút sự chú ý đến nỗi hơn 1.700 người quyên góp 100.000 USD cho một chiến dịch gây quỹ để quan sát ngôi sao kĩ hơn.
Từ tháng 3/2016 đến tháng 12/2017, các nhà thiên văn học tại tổ chức quan sát Las Cumbres dùng các kính viễn vọng trên khắp thế giới, quan sát 4 lần thay đổi ánh sáng bất thường của ngôi sao này. Chiến dịch thu được những dữ liệu kỳ lạ và cần phân tích kĩ hơn.
Dù vậy, trong phân tích được diễn giải chi tiết gần đây trên tạp chí Astrophysical Journal Letters, khám phá chỉ ra rằng dù là thứ gì đang ngăn cản ánh sáng của ngôi sao này cũng sẽ không che mờ và gần như lọc ánh sáng của nó, ngoài bụi. Thuyết siêu cấu trúc ngoài hành tinh như vậy được dập tắt.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra đám bụi và liệu đám bụi này có di chuyển theo quỹ đạo quanh ngôi sao hay đến từ một nơi khác vẫn chưa được làm rõ. “Còn rất nhiều điều thú vị để khám phá về ngôi sao kỳ lạ đó”, nhà thiên văn Jason Wright cho biết.
Video: Phát hiện sinh vật có ngoại hình giống người ngoài hành tinh ở Ấn Độ
Bình luận