(VTC News) – Những "quả bom nổ chậm" nằm sát khu dân cư, và có thể nổ bất cứ lúc nào nếu để xảy ra sơ suất.
Theo ghi nhận của PV VTC News, có nhiều cây xăng ở Hà Nội vẫn tồn tại giữa khu dân, các khu chợ, hoặc nơi diễn ra hoạt động kinh doanh sôi động. Tiêu biểu như một số cây xăng trên đường Khâm Thiên, Nguyễn Đình Chiểu, Thụy Khuê, Đội Cấn,…
Mặc dù các cửa hàng đều được trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên về khoảng cách an toàn với các khu dân cư không đúng quy định có thể đe dọa đến tính mạng người dân nếu xảy ra cháy nổ.
Điển hình như cây xăng trên phố Khâm Thiên, nằm sát ngay khu dân cư, phía sau là một cửa hàng bán bia. Hay cây xăng trên phố Thụy Khuê, xung quanh là những hàng quán kinh doanh và nhà dân, nhưng cây xăng này vẫn tồn tại từ lâu tại vị trí này. Còn rất nhiều cây xăng ở những vị trí đe dọa an toàn khu dân cư, nằm trong diện di dời.
Cụ thể, cây xăng số 2B, Trần Hưng Đạo, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn chiều 3/6, nằm ngay sát bên cạnh cây xăng là các cửa hàng kinh doanh cơm phở, sữa chữa xe máy, đối diện là bệnh viện 108.
Trao đổi với báo chí chiều 4/6, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi - Giám đốc sở phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, Cây xăng 2B Trần Hưng Đạo đã vi phạm nhiều quy định như: cho phép nhập xăng vào buổi trưa, trong điều kiện thời tiết nắng nóng nên khi gặp sự cố dẫn đến vụ hoả hoạn nghiêm trọng.
Trao đổi với PV, Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, toàn thành phố có gần 500 cây xăng, một số cây xăng nằm trong khu vực dân cư và nơi có nhiều hoạt động kinh doanh sôi động.
Lý giải về vấn đề này, Đại tá Sơn cho rằng: “Những cây xăng trên xây dựng đều phù hợp với yêu cầu của thời điểm lịch sử đó, nhưng do quá trình đô thị hóa diễn ra, xuất hiện nhiều công trình xây dựng, khiến những cây xăng này không còn đảm bảo về khoảng cách an toàn”.
Theo quy hoạch mạng lưới các các cây xăng dầu của thành phố Hà Nội hiện nay, sẽ có 52 cửa hàng phải cải tạo nâng cấp để đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Thành phố có quyết định 65 cửa hàng phải di dời khỏi vị trí hiện nay để đảm bảo an toàn.
Đại tá Sơn nhấn mạnh, các cửa hàng xăng dầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kinh doanh xăng dầu trong công tác phòng chống cháy nổ. Cụ thể trong công tác chuẩn bị đảm bảo cơ sở vật chất kinh doanh, về hệ thống kỹ thuật cho bể chứa xăng, xe nhập hàng, hệ thống chống điện, chống sét, dụng cụ chữa cháy… Trong công tác bán hàng, nhập hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình.
Lãnh đạo Sở Phòng cháy chữa cháy cho biết, việc kiểm tra mức độ an toàn về phòng cháy chữa cháy của các cây xăng trên địa bàn thành phố là nhiệm vụ trọng tâm của năm nay.
Theo số liệu Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cung cấp, trong năm 2012, đơn vị đã xử phạt 129 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Trong 6 tháng đầu năm, đã xử phạt 28 trường hợp vi phạm.
M.Chiến
Vụ cháy kinh hoàng tại cây xăng số 2B, Trần Hưng Đạo là lời cảnh báo cho những “quả bom" hiện diện giữa các khu dân cư ở Hà Nội.
Vụ cháy xe bồn chở xăng tại cây xăng số 2B, đường Trần Hưng Đạo chiều 3/5 khiến không ít người còn bàng hoàng. Phải mất hơn 5 giờ đồng hồ với sự tham gia chữa cháy của hơn 1.000 người, hàng chục xe cứu hỏa, xe chở cát, máy cẩu mới có thể khống chế được đám cháy.
Qua đó, đủ để chúng ta thấy mức độ nguy hiểm khi xảy ra hỏa hoạn xăng dầu, đặc biệt là những cây xăng nằm sát khu dân cư.
Lửa cháy lan sang những cửa hàng bên cạnh trong vụ hỏa hoạn tại cây xăng số 2B, Trần Hưng Đạo |
Theo ghi nhận của PV VTC News, có nhiều cây xăng ở Hà Nội vẫn tồn tại giữa khu dân, các khu chợ, hoặc nơi diễn ra hoạt động kinh doanh sôi động. Tiêu biểu như một số cây xăng trên đường Khâm Thiên, Nguyễn Đình Chiểu, Thụy Khuê, Đội Cấn,…
Mặc dù các cửa hàng đều được trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên về khoảng cách an toàn với các khu dân cư không đúng quy định có thể đe dọa đến tính mạng người dân nếu xảy ra cháy nổ.
Điển hình như cây xăng trên phố Khâm Thiên, nằm sát ngay khu dân cư, phía sau là một cửa hàng bán bia. Hay cây xăng trên phố Thụy Khuê, xung quanh là những hàng quán kinh doanh và nhà dân, nhưng cây xăng này vẫn tồn tại từ lâu tại vị trí này. Còn rất nhiều cây xăng ở những vị trí đe dọa an toàn khu dân cư, nằm trong diện di dời.
Ngay sát cây xăng là một cửa hàng phô tô, phía sau là khu dân cư đông đúc |
Cụ thể, cây xăng số 2B, Trần Hưng Đạo, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn chiều 3/6, nằm ngay sát bên cạnh cây xăng là các cửa hàng kinh doanh cơm phở, sữa chữa xe máy, đối diện là bệnh viện 108.
Trao đổi với báo chí chiều 4/6, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi - Giám đốc sở phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, Cây xăng 2B Trần Hưng Đạo đã vi phạm nhiều quy định như: cho phép nhập xăng vào buổi trưa, trong điều kiện thời tiết nắng nóng nên khi gặp sự cố dẫn đến vụ hoả hoạn nghiêm trọng.
Trao đổi với PV, Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, toàn thành phố có gần 500 cây xăng, một số cây xăng nằm trong khu vực dân cư và nơi có nhiều hoạt động kinh doanh sôi động.
Lý giải về vấn đề này, Đại tá Sơn cho rằng: “Những cây xăng trên xây dựng đều phù hợp với yêu cầu của thời điểm lịch sử đó, nhưng do quá trình đô thị hóa diễn ra, xuất hiện nhiều công trình xây dựng, khiến những cây xăng này không còn đảm bảo về khoảng cách an toàn”.
Theo quy hoạch mạng lưới các các cây xăng dầu của thành phố Hà Nội hiện nay, sẽ có 52 cửa hàng phải cải tạo nâng cấp để đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Thành phố có quyết định 65 cửa hàng phải di dời khỏi vị trí hiện nay để đảm bảo an toàn.
Khó có thể nhận ra đâu là cây xăng, đâu là quán bia |
Đại tá Sơn nhấn mạnh, các cửa hàng xăng dầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kinh doanh xăng dầu trong công tác phòng chống cháy nổ. Cụ thể trong công tác chuẩn bị đảm bảo cơ sở vật chất kinh doanh, về hệ thống kỹ thuật cho bể chứa xăng, xe nhập hàng, hệ thống chống điện, chống sét, dụng cụ chữa cháy… Trong công tác bán hàng, nhập hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình.
Lãnh đạo Sở Phòng cháy chữa cháy cho biết, việc kiểm tra mức độ an toàn về phòng cháy chữa cháy của các cây xăng trên địa bàn thành phố là nhiệm vụ trọng tâm của năm nay.
Theo số liệu Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cung cấp, trong năm 2012, đơn vị đã xử phạt 129 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Trong 6 tháng đầu năm, đã xử phạt 28 trường hợp vi phạm.
M.Chiến
Bình luận