Chiều tối 19/8, hàng chục công an, bộ đội biên phòng cùng phương tiện đã được đưa đến, cắm chốt bảo vệ xung quanh vùng biển nghi có tàu chở cổ vật thứ 3 bị đắm.
Ngư dân đã đưa nhiều cổ vật lên bờ, tuy nhiên phần lớn đã bị vỡ. Đây là các loại dĩa, bát tráng men có nhiều kích cỡ, họa tiết trang trí khá sắc sảo, đa dạng.
Cũng như 2 chiếc tàu chở cổ vật được phát hiện trước đó, vị trí tàu cổ thứ 3 chỉ cách bờ khoảng 20m, độ sâu khoảng 3m và cách 2 chiếc đã được phát hiện khoảng 4km về hướng Tây Bắc.
Người dân địa phương cho biết tàu này gần với vị trí tàu chở cổ vật bị đắm được phát hiện và khai thác vào năm 1999. Đây là vùng biển được mệnh danh là nghĩa địa của tàu cổ bị đắm.
Ngay sau khi phát hiện sự việc trên, ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã có mặt tại để chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo vệ hiện trường và yêu cầu chính quyền địa phương vận động người dân không khai thác, trục vớt trái phép cổ vật.
Vào trưa cùng ngày, tại khu vực biển xóm Châu Tân, thôn Châu Me, xã Bình Châu (H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngư dân địa phương tập trung rất đông để trục vớt cổ vật. Tại hiện trường, hàng trăm ngư dân huy động tàu thuyền, thúng, cùng các dụng cụ lặn, máy hút cát, dây hơi để lặn.
Ngư dân đã đưa nhiều cổ vật lên bờ, tuy nhiên phần lớn đã bị vỡ. Đây là các loại dĩa, bát tráng men có nhiều kích cỡ, họa tiết trang trí khá sắc sảo, đa dạng.
Cũng như 2 chiếc tàu chở cổ vật được phát hiện trước đó, vị trí tàu cổ thứ 3 chỉ cách bờ khoảng 20m, độ sâu khoảng 3m và cách 2 chiếc đã được phát hiện khoảng 4km về hướng Tây Bắc.
Người dân địa phương cho biết tàu này gần với vị trí tàu chở cổ vật bị đắm được phát hiện và khai thác vào năm 1999. Đây là vùng biển được mệnh danh là nghĩa địa của tàu cổ bị đắm.
Ngay sau khi phát hiện sự việc trên, ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã có mặt tại để chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo vệ hiện trường và yêu cầu chính quyền địa phương vận động người dân không khai thác, trục vớt trái phép cổ vật.
Bình luận