• Zalo

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi

Đời sốngThứ Hai, 15/11/2021 12:00:49 +07:00Google News
(VTC News) -

Những ngày gần đây, nông dân huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tất bật ra các nông trường chè trăm tuổi tại địa phương hái chè để kiếm thêm thu nhập.

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 1

Giữa tháng 11 hàng năm, các làng chè ở tỉnh Gia Lai vào vụ cho thu hoạch. Đây là dịp cây chè cho năng suất và chất lượng cao nhất trong năm. Vì thế mà những ngày gần đây, nông dân ở xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tất bật ra những nông trường chè lâu năm tại địa phương để thu hái chè, kiếm thêm thu nhập.

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 2

Nông trường chè Biển Hồ là một trong nông trường lâu đời nhất tỉnh Gia Lai, hình thành vào khoảng những năm 1921. Những cây chè đầu tiên tại đây được người Pháp trồng bằng phương pháp gieo hạt. Hiện nông trường này được Công ty TNHH MTV chè Biển Hồ quản lý với diện tích 351ha.

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 3

Như thường lệ, mỗi ngày từ sớm tinh mơ đến 17h chiều, nông dân ra hái, thu gom chè rồi chở về nhà máy trong ngày để kịp chế biến.

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 4

Tại đây có nhiều loại chè khác nhau, trong đó giống chè phổ biến nhất là chè Phú Hộ, chè Thái Nguyên, Shan Tuyết. 

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 5

 Có thâm niên hái chè nhiều năm song bà Trần Thị Năm (thôn 3, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) cho hay, nông trường thường thu hoạch chè vào tháng 11 hàng năm. Thời gian này ở Gia Lai rất nắng nóng. "Trong quá trình thu hái chè, chúng tôi phải trang bị nón và các vật dụng khác để tránh nắng, không làm ảnh hưởng đến năng suất hái chè", bà Năm nói.

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 6

"Tôi làm công việc này đã mấy chục năm và cả nhà tôi đều sống bằng nghề hái chè. Công hái chè cách đây mấy chục năm chỉ có 4 nghìn đồng/ngày, nhưng nay được tăng lên 180 nghìn đồng/ngày. Với số tiền này cũng giúp những người nông dân như chúng tôi có thêm thu nhập trang trải cuộc sống", bà Nguyễn Thị Trinh (thôn 1, xã Nghĩa Hưng) chia sẻ.

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 7

Theo người dân, vào vụ chính chè sẽ ra nhiều búp, một ngày mỗi người có thể hái được lên tới 70-100kg. Ước tính để hái được số chè này, người nông dân phải đi bộ với quãng đường khoảng gần 10km quanh nông trường chè.

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 8

Chè sau khi hái sẽ được phân làm các loại A, B, C và D để thuận tiện thu mua, trong đó giá các loại lần lượt từ khoảng 6.100 đồng, 4.100 đồng và 2.500 đồng/kg.

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 9

Sau khi phân loại xong, người dân đổ chè vào các bao tải lớn, mỗi bao nặng khoảng 25-30kg.

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 10

 

Ảnh: Người dân tất bật thu hoạch chè trên nông trường trăm tuổi ở phố núi - 11

 Số chè này sau đó được chở đến nhà máy cách đó khoảng 5km để kịp sản xuất trong ngày. 

HIỀN MAI
Bình luận
vtcnews.vn