Dịp Tết Nguyên tiêu, hàng nghìn người dân các tỉnh miền Trung xếp hàng dài ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) để chờ được vào chùa cầu xin tài, lộc đầu năm mới.
Hội quán Phước Kiến được xây năm 1697, thờ Thiên hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái. Hội quán này được cấp bằng Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia ngày tháng 2/1990.
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Nơi đây là điểm dừng chân giao thương giữa các lái buôn Hoa kiều và họp hội đồng hương của người Phúc Kiến.
Chùa Ông (TP Hội An) thờ Quan Vân Trường (Quan Vũ) - biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa nên còn gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông được xây năm 1653 và đã qua 6 lần trùng tu.
Chùa Ông được xây theo kiểu chữ “Quốc” do nhiều nếp nhà hợp lại. Năm 1991, Quan Công Miếu được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia.
Hiện chùa còn lưu giữ được một số hiện vật quý như: Biểu sắc phong, 30 bức hoành phi, trên 10 bộ câu đối, tượng Quan Công, Quan Bình, Châu Thương và nhiều văn bia khác. Đặc biệt chùa còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm (thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và hai bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm.
Video: Biển người chen lấn trong lễ khai ấn đền Trấn 2017
Bình luận