Ekranoplan là phương tiện sử dụng tác dụng của phản lực mặt đất được Liên Xô và Nga phát triển, loại phương tiện này có khả năng bay liên tục trên bề mặt biển, sa mạc hoặc băng bằng việc lợi dụng lực tương tác khí động học giữa cánh và bề mặt phía dưới hay còn được biết đến với thuật ngữ “hiệu ứng mặt đất”.
Thủy phi cơ Ekranoplan. (Ảnh: TASS)
Với việc bay ở độ cao thấp, Ekranoplan vô hình trước radar và máy định vị thủy văn, cũng như tránh được các loại mìn mặt đất và mặt nước. (Ảnh: Stefan Richter)
Mô hình thủy phi cơ Ekranopla. (Ảnh: Stefan Richter)
Tuy nhiên Ekranoplan có một số nhược điểm như chỉ bay được trên bề mặt phẳng, độ linh hoạt thấp, giáp mỏng và không có hệ thống phòng không khiến chúng trở thành mồi ngon của tiêm kích. (Ảnh: Boris Korzin)
Chiếc Ekranoplan được chế tạo năm 1966 có tên gọi “Quái vật biển Caspi” với chiều dài 22 m, sải cánh 77,6 m và là máy bay lớn nhất trước khi An-225 ra đời, nhưng sau 15 năm thử nghiệm, chiếc Ekranoplan này không được sản xuất hàng loạt nhưng là nguyên mẫu cho các Ekranoplan về sau.
Một trong những phiên bản của “Quái vật biển Caspi” là tàu đổ bộ Orlyono (Đại bàng nhỏ bé), có khả năng chở 150 lính hoặc 2 xe chiến đấu bộ binh với khả năng hoạt động ngay cả khi có bão cấp 5. (Ảnh: RIA Novosti)
Ekranoplan lớp Lun, xuất hiện lần đầu năm 1986, khiến quân đội Mỹ không thể không chú ý, chiếc Ekranoplan này có chiều dài 73 m, có tốc độ 500 km/h và được trang bị tên lửa chống hạm P-270 Moskit. (Ảnh: TASS)
Sau khi Liên Xô tan rã, Ekranoplan tiếp tục được sản xuất và hiện tại Nga đang có ý định chế tạo Ekranoplan hạng nặng để sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự.
Eekranoplan có tên gọi Chaika-2 (Hải âu) dự kiến sản xuất vào khoảng năm 2019 – 2020 và dự kiến được sử dụng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự, chiếc Ekranoplan Chaika đầu tiên được thiết kế và sản xuất trong những năm 1970. (Ảnh: TASS)
Chaika-3 là dự án tương lai, thông tin chi tiết về dự án chưa được công bố nhưng đây là mẫu Ekranoplan lớn hơn nhiều so với những chiếc Ekranoplan Chaika-3 có tải trọng 100 tấn. (Ảnh: Phòng thiết kế SC Alekseev).
Nguyễn Tiến
Bình luận