Nhiếp ảnh gia Stuart Franklin cho rằng, ảnh hưởng của bức ảnh đối với truyền thông là không thể phủ nhận nhưng nếu là Bức ảnh của năm trong giải World Press Photo 2017 nó sẽ khiến tư tưởng 'tử vì đạo' được phổ biến rộng rãi hơn, The Guardian đưa tin.
Ngày 19/12/2016, phóng viên ảnh Burhan Özbilici đến buổi họp báo tại phòng trưng bày nghệ thuật ở Ankara để tác nghiệp trong sự kiện có sự góp mặt của Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov.
Tại đây xảy ra vụ ám sát, thủ phạm là nhân viên cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Mert Altintas, sau khi hắn nổ súng bắn chết đại sứ Karlov, Özbilici rất điềm tĩnh và dũng cảm khi ghi lại được khoảnh khắc thể hiện cảm xúc của tên sát thủ, dù hắn vẫn cầm súng trên tay.
Theo nhiếp ảnh gia Stuart Franklin, đây là bức ảnh có sức ảnh hưởng lớn tới truyền thông nhưng không xứng đáng cho vị trí Bức ảnh của năm trong World Press Photo 2017.
Ông cho rằng, bức ảnh chụp một vụ giết người, có cả sát thủ và nạn nhân, về mặt đạo đức, nó không khác gì ảnh những kẻ khủng bố vừa chặt đầu con tin.
Nhiếp ảnh gia của Magnum Photos giải thích rằng, ông không hề phủ nhận những gì Özbilici xứng đáng được hưởng vì sự dũng cảm, yêu nghề của mình.
Cái mà Franklin lo sợ là giải thưởng này sẽ vô tình tiếp tay cho chủ nghĩa khủng bố, thông điệp 'tử vì đạo' qua bức ảnh sẽ được lan truyền rộng hơn.
Video: Sát thủ lẳng lặng đến sau lưng và bắn Đại sứ Karlov
Theo ông, ý nghĩa của nhiếp ảnh với nhân loại là thúc đẩy sự đồng cảm và khởi xướng sự thay đổi, nhưng 2 yếu tố này không xuất hiện trong bức ảnh của Özbilici.
Stuart Franklin nhấn mạnh, mặc dù cảm thấy rất có lỗi với gia đình nạn nhân cũng như những người bị thương trong vụ nổ súng này nhưng ông vẫn nêu ra ý kiến của mình.
Bình luận