• Zalo

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng

Tin nóngThứ Năm, 20/02/2020 20:38:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) khai quật khảo cổ khẩn cấp 13 cọc gỗ vừa được phát lộ tại khu vực Đầm Thượng.

Video: Khai quật khẩn cấp bãi cọc vừa phát lộ tại Hải Phòng

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 1

Sáng 20/2, sau khi có chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng, Viện Khảo cổ học chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) khai quật khảo cổ khẩn cấp khu vực ao cá nhà ông Đào Văn Đến ở khu vực Đầm Thượng (thôn 11, xã Lại Xuân, Thủy Nguyên) có 13 cọc gỗ.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 2

Khu vực phát hiện các cọc gỗ nằm ở ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc, đang là ao nuôi cá của hộ gia đình ông Đào Văn Đến.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 3

Ghi nhận của PV VTC News, có khoảng hơn 10 người trực tiếp ở dưới ao nhà ông Đến tham gia quá trình khai quật các cọc gỗ.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 4

Từ đầu tháng 2 đến nay, có hai đoàn của Viện khảo cổ học đến ao cá nhà ông Đến khảo sát; chính quyền địa phương đến làm việc, thống nhất với gia đình ông phối hợp chính quyền địa phương thực hiện các quy định pháp luật về di sản văn hóa.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 5

Ông Đến cùng gia đình cam kết bảo vệ nguyên trạng các cọc gỗ, không di dời, chặt phá, tổ chức mua bán và các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến hệ thống cọc gỗ dưới ao cá trong khuôn viên gia đình.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 6

Thời điểm bắt đầu khai quật, vị trí 13 cọc gỗ được đánh dấu cẩn thận.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 7

 

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 8

TS Lê Thị Liên, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu dưới nước (Viện Khảo cổ học) cho biết, việc khai quật được thực hiện khẩn cấp để nhanh chóng nghiên cứu những giá trị lịch sử cũng như bảo quản bãi cọc được tốt.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 9

Theo đó, nếu không kịp thời tổ chức khai quật khẩn cấp, những di tích cọc gỗ trên sẽ bị hủy hoại và không thể nghiên cứu đánh giá tổng thể trận chiến trên sông Bạch Đằng cũng như đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị đối với các di tích cọc gỗ tại khu vực Đầm Thượng.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 10

Trong quá trình khai quật, các cọc nhô lên đều được phủ vải ẩm để bảo vệ, tránh hư hại.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 11

Các nhà khảo cổ, khoa học thực hiện khai quật theo phương pháp mặt cắt. TS Lê Thị Liên nhấn mạnh, sau khi khai quật, các nhà khoa học nghiên cứu xem cọc gỗ này được chôn ở phần đất sét hay chôn vào phần thấp trong vũng bùn.

Ảnh: Khai quật bãi cọc mới phát lộ ở Hải Phòng nghi liên quan trận Bạch Đằng - 12

"Qua khảo cổ học, qua sử liệu cũng như sơ bộ về địa hình, chúng tôi cho rằng các khu vực này nằm trong phạm vi chiến trường rộng lớn của kháng chiến chống quân Nguyên Mông mà cụ thể nhất là năm 1288. Những cuộc tấn công ấy diễn ra ở đâu, diễn ra như thế nào, chúng tôi hy vọng kết quả cuộc khai quật tại bãi cọc Đầm Thượng sẽ trả lời câu những hỏi đó. Tất nhiên, chúng ta chưa nói chắc chắn được khi chưa đủ dữ liệu", TS Lê Thị Liên nhấn mạnh.

Nguyễn Huệ
Bình luận
vtcnews.vn