• Zalo

Ảnh: Iraq ngày quân viễn chinh Mỹ hạ cờ

Thế giới Thứ Năm, 15/12/2011 05:06:00 +07:00Google News

(VTC News) - Sau 9 năm chiến tranh, Mỹ đã chính thức làm lễ hạ quốc kì tại Baghdad, đánh dấu việc kết thúc sứ mệnh của họ ở Iraq.

(VTC News) - Sau 9 năm chiến tranh, Mỹ đã chính thức làm lễ hạ quốc kì tại Baghdad, đánh dấu việc kết thúc sứ mệnh của họ ở Iraq.

5.500 quân cuối cùng của Mỹ đã chính thức rời khỏi Iraq sau khi trao lại quyền kiểm soát cho chính quyền địa phương. Tổng thống Barack Obama, người đã cam kết đưa quân Mỹ từ Iraq về nước cho biết họ dời đi để lại một nước Iraq có chủ quyền, ổn định và tự chủ.

Theo thống kê, đã có 4.500 binh sĩ Mỹ và hơn 100.000 người Iraq thiệt mạng trong chiến tranh. Cuộc chiến đã tiêu tốn của chính phủ Mỹ số tiền lên đến 1.000 tỷ USD. Đảng Cộng hòa không đồng ý lắm với việc rút quân vì lý do lo ngại an ninh tại Iraq, tuy nhiên đa số người Mỹ đều ủng hộ việc này.

Các binh lính tập kết chuẩn bị về nước. 


Trong buổi phát biểu trước các binh lính mới trở về từ chiến trường, Tổng thống Obama hết lời ca ngợi những con người này đã "đạt được những thành tích phi thường và ra về trong tư thế ngẩng cao đầu".

Ông Obama nói: "Tất cả những gì quân đội Mỹ đã làm tại Iraq, từ những cuộc chiến đấu, những cái chết, máu, xây dựng cơ sở, hợp tác và đào tạo lực lượng địa phương đã dẫn chúng ta đến khoảnh khắc thành công này. Cuộc chiến Iraq sẽ nhanh chóng trở thành lịch sử và sự phục vụ của các bạn thuộc về thời đại này."

Theo ông Obama, mặc dù cuộc chiến này nhận phải nhiều sự phản đối tuy nhiên Mỹ đã làm hết sức để dời đi sau khi xây dựng được một chính quyền do người dân địa phương làm chủ và tình hình ổn định.

Những đồ đạc được xếp gọn gàng của binh lính. 

Đã có khoảng 1.5 triệu người Mỹ từng phục vụ trong quân ngũ tại chiến trường Iraq. Ngoài những binh sĩ đã hi sinh còn có khoảng 30.000 người khác bị thương. Quân số lúc đỉnh điểm lên đến 170.000 quân vào năm 2007.

Sau khi 5.500 binh sĩ rời khỏi Iraq trong tuần này, sẽ còn lại khoảng 200 người ở lại làm nhiệm vụ cố vấn. Ngoài ra còn phải kể đến 15.000 nhân viên đang hoạt động tại Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, số lượng nhân viên lớn nhất trong các Đại sứ quán Mỹ trên toàn thế giới.

Một số người Iraq thì tỏ ra lo ngại vì sau khi binh lính Mỹ rời đi thì chính quyền do người địa phương nắm quyền sẽ khó quản lý. Một thương nhân ở Baghdad là Malik Abed nói, ông cảm ơn người Mỹ vì đã giải thoát ông khỏi chính quyền Saddam và giờ thì ông lo ngại những vụ khủng bố sẽ quay trở lại đất nước này.
 >
Bình luận
vtcnews.vn