• Zalo

Anh hùng Trần Chân khán giả vẫn lầm tưởng đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp thực sự là ai?

Sao thế giớiThứ Ba, 12/04/2016 07:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Trần Chân là nhân vật anh hùng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim truyền hình, đa phần khán giả vẫn lầm tưởng anh là đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp

(VTC News) -  Trần Chân là nhân vật anh hùng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim truyền hình, đa phần khán giả vẫn lầm tưởng anh là đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp, thuộc phái Tinh võ môn.

Anh hùng dân tộc trên màn ảnh

Khán giả yêu thích phim võ thuật đã quá quen với hình tượng Trần Chân - người anh hùng yêu nước, thà chết chứ không khuất phục trước người Nhật Bản cùng câu nói “Sống là người Trung Quốc, chết làm ma Trung Quốc”. 

Trần Chân được coi như đệ tử chân truyền của Hoắc Nguyên Giáp, thuộc phái Tinh võ môn, nhưng thực sự, đây hoàn toàn là nhân vật không có thật.

Có rất nhiều bộ phim truyền hình khắc hoạ sống động hình tượng Trần Chân, nổi tiếng trong đó là “Tinh võ môn” (1972 – Lý Tiểu Long thủ vai), “Trần Chân” (1981 – Lương Tiểu Long), “Tinh võ anh hùng” (1994 – Lý Liên Kiệt), “Tinh võ môn (1995 – Chân Tử Đan), sau này có “Tinh võ Trần Chân” (2008 –Trần Tiểu Xuân)…

Trần Chân Lý Tiểu Long đại náo võ quán của người Nhật
"Trần Chân" Lý Tiểu Long đại náo võ quán của người Nhật 

Trần Chân được coi là vị anh hùng dân tộc của người Trung Quốc, trong phim, Trần Chân quyết không cúi đầu quy phục cho dù đối mặt với họng súng của người Nhật. Nhân vật này từng cứng rắn tuyên bố “Sống làm người Trung Quốc, chết làm ma Trung Quốc”.

Trong bộ phim “Tinh võ môn” 1972, trong đám tang Hoắc Nguyên Giáp – sư phụ của Trần Chân, người Nhật Bản đã mang tới tấm bảng có 4 chữ “Đông Á bệnh phu” với mục đích sỉ nhục Hoắc Nguyên Giáp cũng như người Trung Quốc, Trần Chân (do Lý Tiểu Long thủ vai) đã vác tấm bảng đó tới võ quán của người Nhật, một mình hạ gục tất cả những người có mặt tại đó và trả lại cho người Nhật bốn chữ “Đông Á bệnh phu”.

Tình tiết này dựa trên câu chuyện có thật về Hoắc Nguyên Giáp, danh sư họ Hoắc cũng đã đánh bại võ sư người Nga Solineron – người tự xưng là “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới” và chế giễu người Trung Quốc bằng bốn chữ "Đông Á bệnh phu".

Trần Chân thực sự là ai?

Nhiều người vẫn cho rằng, nhân vật anh hùng Trần Chân được xây dựng dựa trên hình tượng của Hoắc Nguyên Giáp, nhưng nhiều nhà nghiên cứu võ thuật Trung Quốc lại đưa ra ý kiến khác. 

Quả thực Hoắc Nguyên Giáp là người sáng lập Tinh võ thể dục hội, tuy nhiên, ông không phải người duy nhất, Hoắc sư phụ cũng qua đời không lâu sau khi hội thành lập. 

Nghiên cứu những nhân vật đã sáng lập Tinh võ thể dục hội, các chuyên gia tìm ra ba võ sư cùng mang họ Trần – những người rất có thể là nguyên mẫu của hình tượng Trần Chân.

Trần Kỳ Mỹ - Trần Công Triết - Trần Thiết Sinh: Những người được cho là nguyên mẫu của Trần Chân
Trần Kỳ Mỹ - Trần Công Triết - Trần Thiết Sinh: Những người được cho là nguyên mẫu của Trần Chân 

Đầu tiên là Trần Kỳ Mỹ (1878-1916), một chí sĩ cách mạng Trung Quốc cận đại, nguyên lão của Đồng minh hội. Thứ hai là Trần Công Triết, một trong “tinh võ tứ kiệt”, võ công xuất chúng, ông đã không tiếc tiền của để đóng góp xây dựng Tinh võ hội. 

Nhờ nỗ lực của ông, phong trào kháng Nhật của Tinh võ hội đã diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng, Năm 1920., nhân kỷ niệm 10 năm Tinh võ hội, nhờ Trần Công Triết, Tôn Trung Sơn đã đồng ý viết tặng Tinh võ hội bốn chữ “Tinh thần thượng võ”.

Người thứ ba là Trần Thiết Sinh, cũng là một trong “tinh võ tứ kiệt”. Nhiều người cho rằng, Trần Chân là nhân vật quy tụ những điểm mạnh nhất của ba nhân vật trên, đó là sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm của Trần Kỳ Mỹ, võ công cao cường của “tinh võ tứ kiệt” Trần Công Triết và Trần Thiết Sinh.

Hình tượng Trần Chân qua sự thể hiện của Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan




Tuỳ Phong
Bình luận
vtcnews.vn