• Zalo

Ảnh: Học sinh Lâm Đồng bài trí mâm ngũ quả chào xuân Kỷ Hợi

Giáo dụcThứ Ba, 29/01/2019 11:40:00 +07:00Google News

Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) thi bài trí mâm ngũ quả chào xuân Kỷ Hợi 2019.

h1

 Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) vừa tổ chức hội xuân cho học sinh toàn trường trước khi nghỉ Tết. Tại hội xuân, các em thi bài trí mâm ngũ quả nhằm khắc ghi một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam trong việc thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

h2 8

Người phương Đông quan niệm, mâm ngũ quả với 5 loại quả và 5 màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Ngày nay, mâm ngũ quả có thể nhiều hơn. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

h3 3

 Học sinh ở tỉnh Lâm Đồng bài trí mâm ngũ quả theo văn hóa của người miền Nam. Người dân nơi này bày mâm ngũ quả để “cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

h4 4

 Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện sự bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết thế nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.

h5 5

 Người miền Nam kiêng kỵ cúng một số loại quả, vì khi phát âm mang ý nghĩa không tốt, như chuối là chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.

h6 6

Các học sinh đều biết cách bài trí đẹp, hài hòa và cũng không kém phần vui nhộn khi có chú heo đất bên cạnh tượng trưng cho năm Hợi.

h7 7

 Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

PHAN THẾ HOÀI
Bình luận
vtcnews.vn