Những ngày này, nhiều du khách thập phương đến tham quan chùa Thiên Mụ (Huế) đã không khỏi say lòng trước cảnh hoa vô ưu (hoa sala) đua nhau khoe sắc ở ngôi cổ tự này.
Nếu như trong Phật giáo Đại thừa, cây bồ đề giữ vị trí quan trọng thì sala (còn gọi là hoa vô ưu) lại mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông), gắn liền với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức phật Thích ca.
Trong khuôn viên chùa Thiên Mụ, loại cây mang ý nghĩa thiêng liêng của Phật giáo Nguyên thủy cũng được trồng. Những ngày này, du khách đến tham quan chùa Thiên Mụ đã bị "hút hồn" trước cảnh những bông hoa sala đua nhau khoe sắc.
Video: Nhà sư robot đầy tiên được sử dụng tại Trung Quốc
Cây sala còn được gọi là cây vô ưu (ưu đàm) hoặc sal, shorea Robusta, tha la, hoa đầu lân, cây ngọc kỳ lân, hàm rồng…
Sala là cây thân gỗ cứng, tên khoa học là Couropita Guianensis, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Sala có thể mọc cao lên đến 15m, hoa chỉ mọc từ thân chính, có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m. Sala trổ hoa quanh năm, nhưng trong các tháng 2 đến 5, hoa có màu sắc rực rỡ nhất. Hoa có mùi thơm dịu, nhưng vào thời khắc chiều tối, mùi thơm toả ra mạnh hơn rất nhiều.
Khi hoa tàn, quả sala sẽ lớn dần, to tròn, có màu xám, mùi hắc khó ngửi, bên trong chứa 4 đến 8 hạt, hình cầu. Khi lõi bên trong quả thối đi mới, người ta mới có thể bổ lấy hạt trồng thành cây.
Bình luận