• Zalo

Ảnh hiếm quá trình nạp ngư lôi cho tàu săn ngầm Việt Nam

Thế giớiThứ Ba, 14/03/2017 07:42:00 +07:00Google News

Từ trước đến nay, hầu như không có nhiều hình ảnh ghi lại quá trình nạp ngư lôi cho các tàu săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam.

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam

 Mới đây, trong một phóng sự về công tác đảm bảo kỹ thuật tại vùng 2 Hải quân, kênh Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu những hình ảnh hiếm hoi về công tác nạp ngư lôi cho các tàu săn ngầm lớp Petya thuộc biên chế Lữ đoàn 171, vùng 2 Hải quân. Đây là những tàu hộ vệ săn ngầm lớn nhất và hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay. (Ảnh: Kênh QPVN)

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam-hinh-2

 Cán bộ chiến sĩ đang kiểm tra bệ phóng ngư lôi trước khi thực hiện nạp đạn. (Ảnh: Kênh QPVN)

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam-hinh-3

 Quả ngư lôi khổng lồ nặng hàng tấn đang được hệ thống cẩu đưa khỏi xe vận tải để chuẩn bị công tác nạp vào bệ phóng. (Ảnh: Kênh QPVN)

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam-hinh-4

 Quả ngư lôi loại này không sử dụng chân vịt đẩy sau mà dùng kiểu máy đẩy phản lực. (Ảnh: Kênh QPVN)

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam-hinh-5

Quả ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm đang được nạp vào bệ phóng tàu săn ngầm. (Ảnh: Kênh QPVN)

  

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam-hinh-8

Ba ống phóng ngư lôi được đặt trên một trục có thể đổi hướng. (Ảnh: Kênh QPVN)

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam-hinh-10

 Sĩ quan chỉ huy kiểm tra bệ phóng ngư lôi 533 mm trên tàu săn ngầm 09. Theo trang mạng Russianship của Nga, các tàu cung cấp cho Việt Nam gồm 3 chiếc mang số hiệu SKR-141, SKR-130, SKR-135 (được Việt Nam gọi lại là 13, 15 và 17) thuộc biến thể Project 159A (Petya-II). Hai chiếc còn lại mang số hiệu SKR-82, SKR-96 (Việt Nam gọi lại là 09 và 11) thuộc Project 159AE (Petya-III). (Ảnh: Kênh QPVN)

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam-hinh-11

 Theo Russianship, cả hai phiên bản Petya 159A và AE đều sử dụng cảm biến thủy âm MG-312 Titan và MG-311 Vychegda. Theo chia sẻ của các cán bộ đoàn 171, mỗi trắc thủ cảm biến đòi hỏi phải có khả năng quan sát tốt và đôi tai thính nhạy, có thể phân loại được tín hiệu sóng, từ đó xác định đúng các loại mục tiêu. (Ảnh: Kênh QPVN)

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam-hinh-15

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya được bố trí cơ cấu ba trục chân vịt gồm: một trục dùng động cơ diesel để tiết kiệm nhiên liệu khi tuần tra trên biển và 2 trục sử dụng động cơ turbine khí. Nó cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 32 hải lí/giờ, hoạt động liên tục trên biển trong 10 ngày. (Ảnh: Kênh QPVN)

cuc-hiem-canh-viet-nam-nap-ngu-loi-cho-tau-san-ngam-hinh-13

 Đặc biệt, các tàu săn ngầm Petya còn có hệ thống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-2500 và RBU-6000 có thể dùng để đánh chặn ngư lôi, tiêu diệt người nhái phá hoại hoặc pháo kích bờ biển ngoài khả năng tấn công tàu ngầm lặn ở độ sâu vài trăm mét. (Ảnh: Kênh QPVN)

(Nguồn: Kiến Thức)
Bình luận
vtcnews.vn