• Zalo

Ảnh: Đôi rồng vàng hoành tráng trước bản phủ ở Thái Bình

Thời sựThứ Hai, 28/11/2016 14:20:00 +07:00Google News

Được thiết kế, xây dựng làm cổng chào tại một bản phủ, đôi tượng rồng vàng uy nghi, hoành tráng khiến ai đi qua cũng phải ngước nhìn.

Theo tương truyền được ghi trong tấm bia đặt trong khuôn viên, Bản phủ Phúc Sinh Trường nằm cạnh quốc lộ 39B (qua địa bàn xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nơi đây vào thế kỷ thứ 13, Phật Hoàng Trần Thái Tông và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã chọn làm nơi đồn trú lưu quân đánh giặc Nguyên Mông.

Tại cửa Đại bàng, Bản phủ Phúc Sinh Trường xưa kia là một ngôi điện tư gia do các bậc tiền nhân, tổ tiên họ Phan lập ra phụng thờ Phật Thánh, một lòng tri ân công lao to lớn hộ quốc an dân của các bậc Thánh nhân, anh hùng dân tộc.

1

Bản Phủ Phúc Sinh Trường 

Hơn 40 năm qua, Bản phủ đã hết lòng, tận tụy phụ sự Phật Thánh, cứu dân độ quốc và hoằng dương Phật Pháp. Đến nay, Bản phủ đã được trùng tu, tôn tạo thành một quần thể uy nghiêm, hoành tráng vô cùng sinh động, với diện tích rộng trên 5000 m2.

Thông tin với PV VTC News, ông Vũ Văn Chính – Chủ tịch UBND xã Thụy Quỳnh (Thái Thụy, Thái Bình) cho biết, Bản phủ Phúc Sinh Trường là nơi sinh hoạt tâm linh của gia đình bà Nguyễn Thị Nhỡ (SN 1950), trải qua nhiều thế hệ, cũng như sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương và khách thập phương.

Mới đây, bà Nguyễn Thị Nhỡ được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú “Nghệ nhân loại hình tập quán xã hội và tín tưỡng”, đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

19

Bà Nguyễn Thị Nhỡ đang chuẩn bị chuyến hàng gồm 7 tấn gạo và nhu yếu phẩm, với giá trị khoảng gần 400 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại trong trật lũ lụt vừa qua 

Mỗi khi Bản phủ có tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng lớn, có đông người tham gia, bà Nhỡ đều có văn bản báo cáo và xin phép chính quyền địa phương. Trong quá trình tổ chức đều đảm bảo an ninh trật tự, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lành mạnh.

Ông Chính cho biết thêm, ngoài các hoạt động trên, Bản Phủ Phúc Sinh Trường cũng rất có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện tại địa

Video: Cận cảnh Bản Phủ Phúc Sinh Trường

Bản phủ đang chuẩn bị một chuyến hàng vận chuyển 7 tấn gạo và nhu yếu phẩm, với giá trị khoảng gần 400 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại bởi trận lũ lụt lịch sử vừa qua.

Trước nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, Bản Phủ Phúc Sinh Trường cũng đang chuẩn bị hoàn thiện các thủ tục theo quy định đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Bản Phủ Phúc Sinh Trường là trung tâm văn hóa tín ngưỡng cộng đồng.

Dưới đây là một số hình ảnh PV VTC News ghi nhận tại Bản Phủ Phúc Sinh Trường:

2.1

Đôi tượng rồng chầu rực rỡ màu vàng cao 18m,  dài 63m, hai chân trước đôi rồng nâng tấm biển: "Bản Phủ Phúc Sinh Trường kính chào quý khách" với giá trị xây dựng  trên 3 tỷ đồng.

2

 Đôi tượng rồng vàng rực rỡ bên quốc lộ 39B, thu hút ánh nhìn của bất cứ ai ngang qua đây, với những đường nét kiến trúc độc đáo, uy nghiêm nhưng không kém phần mềm mại, uyển chuyển

3

Đi từ xa trên quốc lộ 39B cũng dễ dàng nhìn thấy đôi tượng rồng sừng sững giữa cảnh đồng ven quốc lộ, soi bóng xuống dòng kênh 

7

Đôi rồng nhìn từ phía trong Bản Phủ 

9

 Giữa hai thân rồng là hình chim phượng hoàng đang bay đón chào quý khách

11

 Ngôi chánh điện của Bản phủ Phúc Sinh Trường nguy nga, tráng lệ theo lối kiến trúc cổ 

13

 Lầu thờ tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát được xây dựng phía trước cửa Chánh điện với lối kiến trúc truyền thống

14

Nơi thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được bài trí khá đẹp mắt, uy nghiêm theo hướng Tây Nam, tọa trên cao sơn, với dáng tọa thiên tâm

15

Trong khuôn viên Bản Phủ có thờ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được đúc nguyên khối bằng đồng nguyên chất  

16

Vườn tượng tâm linh La Hán, nơi thờ Tượng Phật Tích Ca Mâu Ni cùng với các vị Phật La Hán, được các phật tử và khách thập phương cung tiến, tạc bằng đã trắng, vận chuyển từ trong TP Đà Nẵng. Các pho tượng La Hán thể hiện hình tượng hóa các đấng, bậc trên bước đường tu hành. 

17

 Khu sinh linh có hình chữ nhật 12 cung, 12 con giáp. Giữa là dong long tuân châu, ý tưởng mỗi chúng sinh ứng với từng con giáp như gửi gắm thân phận, như được che chở từ bi, cứu độ

Minh Khang - Duy Nghĩa
Bình luận
vtcnews.vn