Ảnh độc hai tàu ngầm Yết Kiêu và Trường Sa

Thời sựThứ Năm, 13/03/2014 10:48:00 +07:00

Tàu ngầm Yết Kiêu của ông Phan Bội Trân và tàu ngầm Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa là những sản phẩm nghiên cứu thành hình hài đầu tiên của VN.

 Ông Phan Bội Trân là hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu, đã từng là Việt Kiều sinh sống và làm việc tại Pháp, sau đó trở về Việt Nam và sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010, ông chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini 1 người lái mang tên Yết Kiêu. (Ông Phan Bội Trân đội mũ cối màu xanh).

 Còn năm 2013, ông Nguyễn Quốc Hòa, doanh nhân người Thái Bình chế tạo chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa. Tàu vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng rất được sự quan tâm của xã hội, dư luận. (Tàu ngầm Trường Sa vào bể thử nghiệm tháng 12/2013).

 Tàu Yết Kiêu có chiều dài 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn một tấn nhưng có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm như lặn, nổi, di chuyển. Tàu có thể lặn sâu tối đa 6m.

Tàu Yết Kiêu được sử dụng động cơ điện, nguồn cung cấp là ắc quy, hoạt động tối thiểu trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Tàu đạt tốc độ tối đa trên 15 hải lý/giờ. Vỏ tàu được làm bằng composit. (Tàu chạy chế độ nổi).

 Còn tàu ngầm Trường Sa lại có kích thước lớn hơn, chiều dài 9m, độ cao 3m, có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Hiện tại, tàu có thể lặn, nổi một cách hoàn hảo. Sau cải tiến, khoang lái của tàu rộng rãi cho đủ 4 người thao tác. (Tàu Trường Sa vào bể thử nghiệm tháng 12/2013).

 Khác với Yết Kiêu, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết tàu ngầm của ông sử dụng hệ thống không khí tuần hoàn AIP, công nghệ do ông nghiên cứu chế tạo. Động cơ của tàu là động cơ Diesel. Tàu có vận tốc 10 hải lý/h, hoạt động trong vòng bán kính 100km, thời gian lặn từ 3 – 5 tiếng, lặn sâu tối đa 50m. (Tàu Trường Sa trong bể thử nghiệm tháng 2/2014.

 Khác với Yết Kiêu, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết tàu ngầm của ông sử dụng hệ thống không khí tuần hoàn AIP, công nghệ do ông nghiên cứu chế tạo. Động cơ của tàu là động cơ Diesel. Tàu có vận tốc 10 hải lý/h, hoạt động trong vòng bán kính 100km, thời gian lặn từ 3 – 5 tiếng, lặn sâu tối đa 50m. (Tàu Trường Sa trong bể thử nghiệm tháng 2/2014.

 Hiện tại, tàu ngầm Yết Kiêu của ông Phan Bội Trân vẫn đang được tiến hành nghiên cứu, nâng cấp thành những phiên bản lớn hơn, nhiều người lái hơn, khả năng hoạt động, tầm hoạt động cao hơn. Tàu đã được một đơn vị hải quân sử dụng trong công tác giảng dạy huẩn luyện.

Còn tàu của ông Hòa vẫn chưa thể mang ra sông, biển để thử nghiệm, bởi còn nhiều yếu tố, trong đó có nguyên nhân khách quan khi một số cơ quan chức năng cho rằng việc thử nghiệm ngoài sông, biển là không hề an toàn

 Tuy nhiên, ông Hòa khẳng định: “Tôi sẽ sơn tàu thật đẹp, viết tên Trường Sa 1, vẽ lên thân tàu lá quốc kỳ, và tiến hành thử nghiệm ngoài sông, biển.” (Viện khoa học kỹ thuật Hải quân quân khu 3 về thăm tàu Trường Sa).

 Ông Phan Bội Trân và ông Nguyễn Quốc Hòa đều cho rằng, tàu ngầm mini sẽ phục vụ du lịch dịch vụ rất tốt. Đồng thời đáp ứng các mục đích dân sinh, như nghiên cứu đáy biển, thềm lục địa, khảo cổ, nguồn cá, tìm kiếm cứu nạn sông, hồ, biển… (Tàu ngầm Yết Kiêu bắt đầu chìm xuống).

Nhưng họ có những ước mơ xa hơn, khi ông Phan Bội Trân hi vọng sẽ hợp tác được với quân đội để sáng tạo ra những khí tài quân sự, có khả năng hoạt động tác chiến biển hiệu quả, phù hợp với Việt Nam, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước.

Còn ông Nguyễn Quốc Hòa, ông tin tưởng nếu Trường Sa thành công, quân đội, hải quân, khoa học Việt Nam sẽ bắt tay vào cuộc, ông Hòa sẵn sàng chia sẻ công nghệ, để có thể tạo ra những khí tài đặc biệt, hỗ trợ đặc công nước Việt Nam như các quốc gia Pháp, Nhật đang sử dụng hệ thống AIP như vậy.

 Kết quả thực tế, tương lai của những sáng kiến này đi xa đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, khách quan và chủ quan. Nhưng ở những con người này, họ dám nghĩ, dám làm, và có mục đích cao đẹp, tất cả vì dân tộc, đất nước, không tư lợi cá nhân. (Nam Phong thực hiện). 

Bình luận
vtcnews.vn