• Zalo

Ảnh: Dàn vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thời sựThứ Năm, 22/12/2016 11:34:00 +07:00Google News

Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2016), chúng tôi xin giới thiệu một số vũ khí hiện đại có trong biên chế của các lực lượng vũ trang.

 

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 1

Hệ thống phòng không S-300 bao gồm một loạt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 2

S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao được phát triển và đưa vào sử dụng tại Liên Xô từ năm 1957. Hệ thống S-75 Dvina đã bắn rụng hàng loạt máy bay chiến đấu tối tân của Không quân Mỹ, bao gồm cả siêu pháo đài bay B-52. Và cho tới tận ngày nay, S-75 vẫn đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng không tầm cao nước ta.

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 3

Máy bay chiến đấu Su-30MK2V là một phiên bản của máy bay Su-30 (tên ký hiệu của NATO: "Flanker-C") thuộc dòng Su-30 Đông Á do Thành phố Thanh niên cộng sản bên sông Amur KnAAPO một công ty con thuộc tập đoàn Sukhoi của Nga chế tạo sản xuất. Su-30 đã trở thành lực lượng không quân nòng cốt tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hợp tác ngoại giao quân sự của nhiều quốc gia và giữa nhóm quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 4

Hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện dự án Kilo 636 được Nga ký với Việt Nam năm 2009. Tàu Kilo 636 chạy động cơ diesel/điện thuộc loại êm nhất thế giới, được mệnh danh là “hố đen trong đại dương”, thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. 

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 5

HQ-011 Đinh Tiên Hoàng là 1 tàu hộ vệ tên lửa Lớp tàu hộ vệ Gepard thuộc đề án 11661E (Gepard 3.9) của Hải quân Nhân dân Việt Nam và cũng là chiếc tàu lớp Gepard đầu tiên thuộc lớp này mà hải quân Việt Nam nhận được trong tổng số 4 tàu. 

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 6

Tàu tên lửa Molniya được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát… Trên tàu tích hợp nhiều hệ thống thiết bị công nghệ cao, kết hợp tốt nhất giữa khả năng tiến công và phòng thủ như: Các hệ thống vũ khí khí tài, hệ thống động lực, hệ thống thiết bị điều khiển, hệ thống bảo vệ và kết cấu đảm bảo sức sống tàu, tính năng đi biển, hoạt động độc lập và các thiết bị khác.

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 7

Tàu Lý Thái Tổ (HQ-012) được biên chế vào tháng 8/2011. Tàu có chiều dài là 102 m, rộng 13,7 m, lượng dãn nước toàn phần khoảng 2.100 tấn, tốc độ 21 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý, thời gian chạy liên tục trên biển 20 ngày đêm, có thể chịu được sóng gió cấp 10-12.

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 8

Tàu pháo Svetlyak project 10412 do công ty đóng tàu Almaz (Nga) thiết kế làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, hộ tống tàu và bảo vệ căn cứ trước các cuộc tấn công kẻ địch trên không và trên mặt nước.

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 9

Tàu phóng lôi Project 206ME lớp Turya có lượng giãn nước toàn tải 250 tấn, dài 39,6m. Tàu được trang bị tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm, tháp pháo AK-257 2 nòng cỡ 57mm và 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. 

Vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ảnh 10

Tàu pháo TT400TP là lớp tàu pháo hiện đại đầu tiên được Việt Nam tự đóng trong nước dựa trên thiết kế sơ bộ mua từ nước ngoài. TT nghĩa  là "tuần tra", 400 là lượng giãn nước tương đối của tàu và TP là "tàu pháo". Tàu TT400TP được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ các đội tàu đổ bộ và tàu hộ tống, thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên biển, tiêu diệt các mục tiêu là tàu đổ bộ và tàu hộ tống của đối phương... 

Video: Lực lượng tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam

 

(Nguồn: Tiền Phong)
Bình luận
vtcnews.vn