• Zalo

Ảnh: Cuộc sống ở thành phố đông dân nhất thế giới

Thế giớiThứ Ba, 08/05/2012 09:30:00 +07:00Google News

(VTC News) - Kowloon Walled trở thành thiên đường của tội phạm và ma túy của tổ chức tội phạm Hội Tam Hoàng Trung Quốc mãi cho tới năm 1974.

(VTC News) -Ấn tượng về thành phố một thời được cho là có mật độ dân đông nhất trên trái đất, với 50.000 người chui rúc trong một diện tích hẹp, 2 nhiếp ảnh gia người Canada đã thực hiện bộ ảnh thú vị hiếm hoi về thực trạng cuộc sống nghèo nàn của người dân ở Kowloon Walled.

Hai nhiếp ảnh gia người Canada, Greg Girard và Ian Lamboth đã dành thời gian 5 năm để làm quen và tìm hiểu về thành phố Trung Quốc nổi tiếng này trước khi nó bị phá bỏ vào năm 1992.

Thành phố Kowloon từng khét tiếng bởi ma túy và tội phạm và một thời được coi là nơi có mật độ dân cư đông nhất thế giới 

Thành phố Kowloon Walled, gần với Hong Kong đã từng là một “hiện tượng” với 33.000 gia đình và người kinh doanh sống trong hơn 300 tòa nhà cao tầng san sát được xây dựng mà không có sự thiết kế của bất kì kiến trúc sư nào. Không có những quy định của chính phủ về sức khỏe và an toàn, các con hẻm nhỏ như những mê cung tối tăm bao phủ lấy các tòa nhà.

Phát biểu trên website riêng, Girard cho biết: “Tôi đã mất 5 năm chụp ảnh và làm quen với thành phố Walled, với cư dân và cách nó được tổ chức như thế nào. Nhìn bề ngoài như có vẻ bị tổn hại và vô chính phủ, nhưng thực sự thành phố này vẫn hoạt động tốt”.

Dưới triều nhà Thanh, nơi đây đã từng được quân đội sử dụng như địa điểm chiến đấu với bọn cướp biển và là nơi sản xuất muối, trước khi nó nằm dưới sự cai trị của Anh.

 Những nơi chế biến thực phẩm không đủ điều kiện vệ sinh với giá thuê rẻ mạt

Tuy nhiên, trong thời gian quân Nhật chiếm đóng Hong Kong trong Thế giới thứ II, nhiều phần của thành phố đã bị phá hủy để cung cấp vật liệu xây dựng cho sân bay gần đó.


Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, dân số tại Kowloon Walled đã tăng lên một cách đột biến với sự di cư của nhiều người lấn chiếm đất. Cuối cùng, nó trở thành một thiên đường của tội phạm và những kẻ nghiện ma túy, được “điều hành” bởi tổ chức tội phạm Hội Tam Hoàng Trung Quốc mãi cho tới năm 1974.

Đến đầu những năm 80, nơi này nổi tiếng với những nhà thổ, sòng bạc, tiệm bán cocain và thuốc phiện. Thành phố trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng ngoại giao với việc cả Anh và Trung Quốc đều chối bỏ trách nhiệm liên quan của mình.

Với tình trạng tội phậm chất lược cuộc sống và điều kiện vệ sinh tồi tệ, chính phủ đã quyết định chi 2,7 tỉ đô la Hong Kong để bồi thường và phá bỏ thành phố vào năm 1992.


Thúy Hạnh


Bình luận
vtcnews.vn