
Sinh năm 1929, NSND Trần Hạnhvốn xuất thân từ một anh thợ đóng giày trước khi có niềm đam mê với sân khấu kịch và nghệ thuật. Ở tuổi 30, ông ngày ngày sáng đến xưởng làm giày, tối về diễn trên sân khấu Đoàn kịch Hà Nội (nay là Nhà hát Kịch Hà Nội)

Là một trong những người theo đuổi con đường nghệ thuật chuyên nghiệp muộn nhưng NSND Trần Hạnh vẫn tạo được nhiều dấu ấn trên sân khấu kịch.

Ông giành 2 Huy chương Vàng với vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ “Lam Sơn tụ nghĩa” và vai Vũ Kiêm trong “Tiền tuyến gọi”.

Trần Hạnh là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1982 – 1984.

Năm 60 tuổi, nghệ sĩ Trần Hạnh về hưu theo quy định. Không diễn kịch, ông tham gia đóng phim truyền hình. Bắt đầu từ những năm đầu thập niên 90, tên tuổi của nghệ sĩ Trần Hạnh được đông đảo khán giả biết đến.

Với khuôn mặt hiền hậu có chút khắc khổ, NSND Trần Hạnh luôn được giao những vai chính diện, vai diễn anh nông dân hiền lành, chất phác.

Ông ghi dấu ấn với khán giả qua những bộ phim truyền hình như: Truyện cổ tích tuổi 17, Người cầu may, Chiếc bình tiền kiếp, Hãy tha thứ cho em, Ngõ lỗ thủng...

Tháng 8/2019, nghệ sĩ Trần Hạnh chính thức được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những cống hiến sau nhiều thập kỷ của ông với nghệ thuật.

Cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật, bước sang tuổi 90, nghệ sĩ Trần Hạnh được phong tặng danh hiệu NSND, dù từ lâu ông đã trở thành NSND trong lòng hàng triệu công chúng Việt Nam.

Ở tuổi 91, sức khỏe của nghệ sĩ đã giảm sút, một bên mắt hoàn toàn không nhìn thấy gì, mắt còn lại thị lực giảm 30%, việc đi lại, sinh hoạt cũng trở nên khó khăn hơn.

Về đời tư, nghệ sĩ Trần Hạnh lấy vợ năm 23 tuổi. Hai ông bà cùng trải qua cuộc sống nhọc nhằn nuôi nấng các con trưởng thành.

Vợ ông mất cách đây 10 năm do tai biến, còn một mình, nghệ sĩ Trần Hạnh chọn cho mình cuộc sống lặng lẽ, giản dị bên con cháu.

Mỗi sáng, ông được con dâu chở ra cửa hàng ở Trần Quý Cáp để chuyện trò, hàn huyên với bạn bè cho đỡ buồn.

Hiện tại, Trần Hạnh vẫn nhận được vài lời mời đóng phim nhưng sức khỏe không đảm bảo nên đành từ chối. Thỉnh thoảng, những lúc cửa hàng vắng khách, con dâu vẫn đọc kịch bản cho ông nghe để khuây khỏa, bớt nhớ nghề.

Phim truyền hình gần nhất nghệ sĩ tham gia là “Bão qua làng” (2014). Sau đó, ông đóng một số tiểu phẩm hài và nhận một vai nhỏ trong phim điện ảnh “Cha cõng con” (2017) của đạo diễn Lương Đình Dũng.
Bình luận (9)
thế hệ bác có những bộ phim có nội dung giáo dục rất cao ,phản ảnh chân thật cuộc sống Mong bác mạnh khỏe bình an
cháu luôn cầu mong cụ luôn vv.mk.
người ns cháu yêu quí.ước mong có ngày gặp mặt.niềm mơ ước của cháu.💖💖💖💖💖🌟🌟🌟🌟🌟
Rất ngưỡng mộ bác, một ông già nhân hậu
Cháu ngưỡng mộ bác lắm chúc bác luôn mạnh khoẻ sống lâu bên con cháu
Cháu ngưỡng mộ bác lắm chúc bác luôn mạnh khoẻ sống lâu bên con cháu
Cháu ngưỡng mộ bác lắm chúc bác luôn mạnh khoẻ sống lâu bên con cháu
Chúc bác có thật nhiều sức khỏe .chúng cháu lớn lên trong giai đoạn bác làm nghệ thuật .cùng với rất rất nhieu những nghệ sĩ qua cố .cháu rất trân trọng bác .người của công chúng