• Zalo

Ảnh: Chiêm ngưỡng cây đa 13 gốc độc nhất vô nhị ở Hải Phòng

Thời sựThứ Năm, 07/02/2019 06:58:00 +07:00Google News

Với 13 gốc chính phát triển theo chiều rộng, tỏa bóng mát quanh năm, trải qua bao trận mưa bom bão đạn của chiến tranh, cây đa tía có tuổi đời trên 300 năm vẫn hiên ngang ở Hải Phòng.

1

Thông tin với PV VTC News, ông Nguyễn Bá Hiệp - Tổ trưởng Tổ dân phố xóm Trại, phường Đằng Giang (Ngô Quyền, Hải Phòng) cho biết, năm 2011, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường đã công nhận cây đa tía 13 gốc (tên khoa học là Ficus Altissima Blume) là cây di sản Việt Nam.

2

Các nhà khoa học khẳng định cây đa tía có tuổi đời trên 300 năm.

3 3

Đặc điểm của cây đa tía này không phát triển chiều cao mà chủ yếu là phát triệt chiều rộng.

4 3

Thời điểm được công nhận, cây đa có 13 gốc, cũng chính là những trụ rễ phát triển, vừa lấy chất dinh dưỡng nuôi thân, cành cây, vừa có chức năng làm cột chống để cây phát triển theo chiều rộng.

5 5

Đến thời điểm hiện tại, có những bộ rễ cao đến trên 10m. Cây phủ tán rộng khoảng 1.500m2. Cây không có ngọn, chỉ có cành phát triển quanh thân cây.

6 5

Ông Hiệp cho biết thêm, theo truyền ngôn của các cụ cao niên trong xóm, trải qua trên 300 năm, chịu đựng biết bao cơn bão ở cửa biển Hải Phòng nhưng cành cây chưa từng bị gãy. Trải qua bao trận mưa bom bão đạn của giặc Mỹ trút xuống khu vực cửa biển Hải Phòng nhưng cây đa này chưa từng trúng đạn bom.

8 7

Nhiều thân cây uốn lượn như những con trăn khổng lồ.

9 9

Những năm gần đây sau khi truyền thông đưa tin, ngày càng nhiều du khách biến đến tham quan, vãn cảnh nơi đây.

10 10

Ông Hiệp chia sẻ, có những đoàn khách từ trong miền Nam đi máy bay ra chỉ để chiêm ngưỡng cây đa độc nhất vô nhị ở Việt Nam này.

11 10

Thân cây như những con trăn khổng lồ uốn lượt khá đẹp mắt, hút khách tham quan.

12 12

Nhiều thân dài không có rễ, Ban quản lý phải dựng các cột sắt đỡ. Kể từ khi được công nhận là cây di sản, Ban quản lý thường chuyên kiểm tra, chăm sóc, phát hiện nếu có dấu hiệu bị bệnh phải báo ngay cho cán bộ chuyên môn để có hướng chăm sóc, chữa trị và bảo tồn.

13 12

Dưới gốc đa có một ngôi miếu nhỏ, trên cửa đề chữ: "Đức Thổ Vượng", thờ Thần Hoàng làng, có công khai dân lập ấp từ thuở sơ khai khi nơi đây chỉ là đầm lầy, lau sậy, với vài chục hộ dân, nay đã thành một khu phố đông đúc dân cư.

14 14

Trước cửa ngôi miếu nhỏ là 2 gốc cây đa, tạo thành như chiếc cổng trước miếu thờ.

15 14

Ông Hiệp cho biết thêm, vài năm trở lại đây, một số người hành nghề đồng bóng, bói toán truyền tai nhau cho rằng cây đa này là cây cao bóng cả, nơi các vị tiên thánh thường hay ngự, trong đó có bà chúa Năm Phương (trước từng có miếu thờ ở khu trung tâm TP Hải Phòng, do mở rộng đường phố nên bà chúa Năm Phương được đưa về thờ ở đền Tiên Nga (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) thờ), nay về ngự ở cây đa này.

16 16

Từ đó, cứ đến đêm 30, rạng ngày 1 hàng tháng, lượng người đổ về đây lễ bái khá đông, với mục đích cầu tài, cầu lộc, cầu bình an. Chưa có ai xác thực việc người dân đến lễ lạt, cầu khẩn mà được như tâm nguyện ngoài những lời rỉ tai nhau của những người đồng bóng, bói toán, lợi dụng việc này để kiếm lợi.

17 16

Tuy nhiên, ông ông Nguyễn Bá Hiệp - Tổ trưởng dân phố, phó ban quản lý cho biết, đến nay chưa có sử sách, bằng chứng lịch sử nào ghi nhận nơi đây thờ bà chúa Năm Phương, ngoài truyền ngôn thờ thần Hoàng Làng. Việc tung tin thất thiệt không có kiểm chứng như vậy đã làm giàu cho người đồng bóng, bói toán và người buôn bán, sản xuất vàng mã mà thôi.

19 18

Nhiều năm qua, bằng nguồn công đức, ủng hộ của nhân dân và khách thập phương, khu vực cây di sản được đầu tư xây dựng, sửa sang, lắp đặt hệ thống ghế đá cho người dân đến ngồi ngắm cảnh, nghỉ ngơi quanh gốc cây đa. Ở đây tuyệt đối nghiêm cấm các hoạt động hầu đồng, bói toán, mê tín dị đoan, gây phản cảm và mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.

18 18

Đặc biệt, để tôn trọng quyền tự do, tín người của người dân và du khách, Ban quản lý phải xây một lầu hóa vàng, cách xa gốc cây đa, để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của cây.

20 20

Hiện tại, khu vực cây đa di sản này đã được quy hoạch tổng thể, tạo một điểm nhấn về cảnh quan trong khu vực và là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cộng đồng dân cư.

Minh Khang
Bình luận
vtcnews.vn