Với nụ cười thân thiện, cởi mở, Đại úy Võ Nhật Hồng Phúc - Đội phó Đội CSHS đặc nhiệm thuộc phòng CSĐTTP về TTXH (PC45) Công an tỉnh Đồng Nai - luôn tạo được sự gần gũi, tin cậy với người đối thoại. Điều này đã giúp anh rất nhiều trong công việc.
Thời điểm đó, Công an tỉnh Đồng Nai cũng thành lập chuyên án 409T đấu tranh với băng nhóm tội phạm này. Chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng anh đã được phân công tham gia chuyên án lớn, sau đó, được cử đến Đồng Nai phối hợp điều tra cùng đơn vị bạn.
Để điều tra truy bắt các đối tượng, việc di chuyển 4-5 tỉnh mỗi ngày là chuyện thường. Có khi buổi sáng đang thu thập thông tin ở Đồng Nai, trưa đã có mặt tại Vũng Tàu, Tiền Giang, Kiên Giang rồi lại quay về TP Hồ Chí Minh, Bình Dương chỉ bằng chiếc xe Minsk, mọi sinh hoạt ăn uống đều diễn ra trên đường.
Với một tân cảnh sát, áp lực công việc như vậy là không nhỏ nhưng ngay từ lúc theo ngành anh đã chuẩn bị những “hành trang” cần thiết nên xem đây là cơ hội để trau dồi, rèn luyện bản thân. Sau hai năm nỗ lực cùng đồng đội điều nghiên, Công an tỉnh quyết định “cất lưới”, băng nhóm tội phạm liên tỉnh này bị tóm gọn năm 2010 với hàng chục tên bị bắt về quy án.
Năm 2011, anh có quyết định chuyển về công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) công tác. Ngày 22/6/2011, lúc cầm quyết định đến trình cho công an Nhơn Trạch, trên đường về nhà được 15km thì nhận được điện thoại yêu cầu quay lại nhận công tác gấp.
Công tác anh nhận là chuyên án 110T, đấu tranh chống tội phạm trộm cắp hàng trong container từ cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM) đến các khu công nghiệp Nhơn Trạch và ngược lại.
Theo nguồn tin nhận được, bọn tội phạm bắt đầu hành động, công tác bắt phạm được triển khai ngay trong ngày. Đêm đó anh cùng đồng đội cưỡi chiếc Minsk đi Vũng Tàu rồi vòng về Mỹ Phước xác minh dấu vết thủ phạm.
Sáng hôm sau, bằng phương pháp câu nhử, lực lượng công an đã bắt gọn năm đối tượng và chúng khai đã thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp tương tự thu lợi hơn 11 tỷ đồng. Mở rộng điều tra, hàng loạt vụ mất hàng bí ẩn trong container ở Bình Dương, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh cũng được phá.
Sau này, khi chuyển sang Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm thuộc phòng PC45 Công an Đồng Nai, anh tham gia tiếp chuyên án “Cương Cầu xéo”. Thế nhưng, vụ án khiến anh suy nghĩ nhất là vụ chặt xác người bỏ trong bao tải trong đêm Noel đêm 24/12/2012.
Anh kể: “Đêm hôm đó, Công an tỉnh hợp thông báo, “đêm Noel bình yên” ai nấy đều thở vào nhẹ nhõm, nhưng chỉ một tiếng đồng hồ sau thì có tin báo khẩn về vụ án trên. Điều đáng nói là dù ra tay rất man rợ nhưng khi bị bắt hung thủ dường như không có chút sợ hãi. Tìm hiểu mới biết đối tượng không có chút kiến thức nào về pháp luật. Việc giết người chúng coi nhẹ như không. Cũng may chỉ một ngày sau hung thủ đã bị bắt”.
Với tinh thần cố gắng và lòng nhiệt tình, hơn mười năm qua, anh đã tham gia góp phần triệt phá hàng trăm chuyên án, vụ án quan trọng, góp phần giữ vững an ninh trên địa bàn. Với những thành tích trong công việc, anh nhận được nhiều bằng khen, riêng năm 2012, nhận được một bằng khen của Bộ Công an và bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai.
"Hậu phương" vững chắc
Sinh năm 1981 tại Tiền Giang, từ nhỏ Võ Nhật Hồng Phúc luôn ước mơ sau này trở thành một chiến sỹ công an nhân dân. Dù gia đình không có ai làm công an nhưng để thực hiện ước mơ đó, anh vẫn đăng ký thi thêm nguyện vọng vào trường Trung cấp cảnh sát.
Thế nên, khi nghe tin đậu vào Trường trung cấp cảnh sát, anh mừng rỡ thu xếp ngay hành lý để lên trường nhập học dù lúc ấy đã là tân sinh viên của một trường đại học.
Năm 2011, anh ra trường và được phân công về công tác tại Công an tỉnh Tiền Giang. Năm 2005, anh tiếp tục học chuyên tu lên đại học chuyên nghành điều tra tội phạm để rồi 4 năm sau ra trường trở về đơn vị công tác. Sau khi phối hợp tham gia với công an tỉnh Đồng Nai triệt phá băng nhóm tội phạm trộm cắp xe máy liên tỉnh, Hồng Phúc chuyển lên công tác tại công an huyện Nhơn Trạch vào tháng 6/2011. Tháng 5/2012, Phòng PC45 thành lập Đội CSHS đặc nhiệm, anh được cử làm Đội phó và công tác từ đó đến nay.
Để có được những thành tích hôm nay, gia đình chính là “hậu phương” vững chắc giúp anh kiên cường, yên tâm hơn trong công tác. Phúc tâm sự, là phụ nữ, ai cũng muốn có chồng bên cạnh, không muốn chồng vất vả hay gặp bất trắc gì. Với anh, do đặc thù công việc nên chuyện xa nhà là thường tình, nhưng anh may mắn có người vợ làm trong nghành nên hiểu, thông cảmvà luôn tạo điều kiện để chồng hoàn thành công việc.
Nhớ lại chuyên án 110T, anh kể: “Hôm đó biết tôi chỉ cầm quyết định lên công an huyện Nhơn Trạch là về nên cả nhà anh đã họp mặt đông đủ để chờ đợi. Ai ngờ vừa ra về được 15 km thì được triệu tập tham gia chuyên án và làm luôn từ đó đến sáng hôm sau.
Trên đường đi, mình gọi điện cho vợ báo tin đang nhận nhiệm vụ chưa về nhà được. Nếu không hiểu chồng chắc “sóng gió” sẽ xảy ra. Thế mới biết vợ đã hi sinh cho mình rất nhiều”.
Biết vợ chịu nhiều thiệt thòi, những ngày nghỉ phép anh đều dành hết thời gian cho gia đình, phụ giúp việc nhà cùng vợ. Anh tếu táo: “Đôi lúc mình còn phải biết nịnh để lấy lòng vợ nữa đấy”. Và, anh cũng khẳng định, để đạt được thành quả như ngày hôm nay, còn nhờ sự hỗ trợ lớn của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp. Sự giúp đỡ của tập thể khiến công việc nguy hiểm này trở nên rất nhẹ nhàng như tất cả công việc bình thường khác trong xã hội..,
Theo PLVN
Niềm vui trong công việc
Cảnh sát hình sự là người thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy; đôi khi, sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Với Đại úy Phúc, sự dũng cảm, tận tâm và yêu nghề sẽ chiến thắng tất cả... Khi làm việc với niềm vui, sự đam mê, trách nhiệm, công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng. Tất nhiên, ngoài những yếu tố trên, người cảnh sát cần phải nỗ lực, cố gắng trau dồi kinh nghiệm.
Anh nhớ lại, năm 2008 vừa học chuyên tu xong trở về Công an tỉnh Tiền Giang công tác cũng là lúc Công an tỉnh thành lập chuyên án 108X đấu tranh với băng nhóm tội phạm trộm cắp xe máy liên tỉnh gồm Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh...đưa qua Camphuchia tiêu thụ.
Đại úy Võ Nhật Hồng Phúc |
Thời điểm đó, Công an tỉnh Đồng Nai cũng thành lập chuyên án 409T đấu tranh với băng nhóm tội phạm này. Chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng anh đã được phân công tham gia chuyên án lớn, sau đó, được cử đến Đồng Nai phối hợp điều tra cùng đơn vị bạn.
Để điều tra truy bắt các đối tượng, việc di chuyển 4-5 tỉnh mỗi ngày là chuyện thường. Có khi buổi sáng đang thu thập thông tin ở Đồng Nai, trưa đã có mặt tại Vũng Tàu, Tiền Giang, Kiên Giang rồi lại quay về TP Hồ Chí Minh, Bình Dương chỉ bằng chiếc xe Minsk, mọi sinh hoạt ăn uống đều diễn ra trên đường.
Với một tân cảnh sát, áp lực công việc như vậy là không nhỏ nhưng ngay từ lúc theo ngành anh đã chuẩn bị những “hành trang” cần thiết nên xem đây là cơ hội để trau dồi, rèn luyện bản thân. Sau hai năm nỗ lực cùng đồng đội điều nghiên, Công an tỉnh quyết định “cất lưới”, băng nhóm tội phạm liên tỉnh này bị tóm gọn năm 2010 với hàng chục tên bị bắt về quy án.
Năm 2011, anh có quyết định chuyển về công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) công tác. Ngày 22/6/2011, lúc cầm quyết định đến trình cho công an Nhơn Trạch, trên đường về nhà được 15km thì nhận được điện thoại yêu cầu quay lại nhận công tác gấp.
Công tác anh nhận là chuyên án 110T, đấu tranh chống tội phạm trộm cắp hàng trong container từ cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM) đến các khu công nghiệp Nhơn Trạch và ngược lại.
Theo nguồn tin nhận được, bọn tội phạm bắt đầu hành động, công tác bắt phạm được triển khai ngay trong ngày. Đêm đó anh cùng đồng đội cưỡi chiếc Minsk đi Vũng Tàu rồi vòng về Mỹ Phước xác minh dấu vết thủ phạm.
Sáng hôm sau, bằng phương pháp câu nhử, lực lượng công an đã bắt gọn năm đối tượng và chúng khai đã thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp tương tự thu lợi hơn 11 tỷ đồng. Mở rộng điều tra, hàng loạt vụ mất hàng bí ẩn trong container ở Bình Dương, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh cũng được phá.
Sau này, khi chuyển sang Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm thuộc phòng PC45 Công an Đồng Nai, anh tham gia tiếp chuyên án “Cương Cầu xéo”. Thế nhưng, vụ án khiến anh suy nghĩ nhất là vụ chặt xác người bỏ trong bao tải trong đêm Noel đêm 24/12/2012.
Anh kể: “Đêm hôm đó, Công an tỉnh hợp thông báo, “đêm Noel bình yên” ai nấy đều thở vào nhẹ nhõm, nhưng chỉ một tiếng đồng hồ sau thì có tin báo khẩn về vụ án trên. Điều đáng nói là dù ra tay rất man rợ nhưng khi bị bắt hung thủ dường như không có chút sợ hãi. Tìm hiểu mới biết đối tượng không có chút kiến thức nào về pháp luật. Việc giết người chúng coi nhẹ như không. Cũng may chỉ một ngày sau hung thủ đã bị bắt”.
Với tinh thần cố gắng và lòng nhiệt tình, hơn mười năm qua, anh đã tham gia góp phần triệt phá hàng trăm chuyên án, vụ án quan trọng, góp phần giữ vững an ninh trên địa bàn. Với những thành tích trong công việc, anh nhận được nhiều bằng khen, riêng năm 2012, nhận được một bằng khen của Bộ Công an và bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai.
"Hậu phương" vững chắc
Sinh năm 1981 tại Tiền Giang, từ nhỏ Võ Nhật Hồng Phúc luôn ước mơ sau này trở thành một chiến sỹ công an nhân dân. Dù gia đình không có ai làm công an nhưng để thực hiện ước mơ đó, anh vẫn đăng ký thi thêm nguyện vọng vào trường Trung cấp cảnh sát.
Thế nên, khi nghe tin đậu vào Trường trung cấp cảnh sát, anh mừng rỡ thu xếp ngay hành lý để lên trường nhập học dù lúc ấy đã là tân sinh viên của một trường đại học.
Năm 2011, anh ra trường và được phân công về công tác tại Công an tỉnh Tiền Giang. Năm 2005, anh tiếp tục học chuyên tu lên đại học chuyên nghành điều tra tội phạm để rồi 4 năm sau ra trường trở về đơn vị công tác. Sau khi phối hợp tham gia với công an tỉnh Đồng Nai triệt phá băng nhóm tội phạm trộm cắp xe máy liên tỉnh, Hồng Phúc chuyển lên công tác tại công an huyện Nhơn Trạch vào tháng 6/2011. Tháng 5/2012, Phòng PC45 thành lập Đội CSHS đặc nhiệm, anh được cử làm Đội phó và công tác từ đó đến nay.
Để có được những thành tích hôm nay, gia đình chính là “hậu phương” vững chắc giúp anh kiên cường, yên tâm hơn trong công tác. Phúc tâm sự, là phụ nữ, ai cũng muốn có chồng bên cạnh, không muốn chồng vất vả hay gặp bất trắc gì. Với anh, do đặc thù công việc nên chuyện xa nhà là thường tình, nhưng anh may mắn có người vợ làm trong nghành nên hiểu, thông cảmvà luôn tạo điều kiện để chồng hoàn thành công việc.
Một đàn em của Cương “Cầu Xéo”khi bị bắt giữ |
Nhớ lại chuyên án 110T, anh kể: “Hôm đó biết tôi chỉ cầm quyết định lên công an huyện Nhơn Trạch là về nên cả nhà anh đã họp mặt đông đủ để chờ đợi. Ai ngờ vừa ra về được 15 km thì được triệu tập tham gia chuyên án và làm luôn từ đó đến sáng hôm sau.
Trên đường đi, mình gọi điện cho vợ báo tin đang nhận nhiệm vụ chưa về nhà được. Nếu không hiểu chồng chắc “sóng gió” sẽ xảy ra. Thế mới biết vợ đã hi sinh cho mình rất nhiều”.
Biết vợ chịu nhiều thiệt thòi, những ngày nghỉ phép anh đều dành hết thời gian cho gia đình, phụ giúp việc nhà cùng vợ. Anh tếu táo: “Đôi lúc mình còn phải biết nịnh để lấy lòng vợ nữa đấy”. Và, anh cũng khẳng định, để đạt được thành quả như ngày hôm nay, còn nhờ sự hỗ trợ lớn của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp. Sự giúp đỡ của tập thể khiến công việc nguy hiểm này trở nên rất nhẹ nhàng như tất cả công việc bình thường khác trong xã hội..,
Theo PLVN
Bình luận