TP.HCM vừa chỉ đạo lực lượng thu gom rác dân lập phải hoàn tất việc chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển rác không đạt chuẩn vào tháng 10/2019.
Nguyên nhân việc thu gom rác bằng xe ba gác, xe lôi, xe tự chế khiến phát tán mùi hôi, rác rơi vương vãi xuống đường và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, thống kê năm 2018, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố là 8.900 tấn/ngày. Trong đó, hệ thống thu gom rác dân lập (gồm các công ty tư nhân, HTX, nghiệp đoàn) tổ chức lấy rác lên đến 60%.
Theo ghi nhận, tình trạng thu gom rác dân lập bằng những chiếc xe này nhan nhản khắp nơi, từ đường hẻm đến các tuyến đường lớn và hoạt động bất kể ngày, giờ.
Lúc xe di chuyển không được bịt kín khiến rác rơi rớt, mùi hôi thối bốc ra nồng nặc, khiến người dân và người đi đường không khỏi ám ảnh.
Việc thu gom rác cũng không tuân thủ nguyên tắc đảm bảo vệ sinh môi trường khiến rác rơi vãi, nước thải rỉ ra khắp nơi.
Những người thu gom rác thường xuyên vi phạm giao thông như không đội mũ bảo hiểm, chạy xe ngược chiều và quay đầu ở mọi nơi.
Chỉ cần 1 chiếc xe máy cà tàng và 1 thùng sắt, họ sẽ hành nghề thu gom rác khắp nơi dù không có một chút kiến thức về việc thu gom, xử lý rác sao cho an toàn.
Xe thu gom rác tự chế hoạt động bất kể thời gian nào.
Những xe rác thải, phế liệu cao như núi vẫn ngông nghênh đi trên đường.
Rác thải chất cao nhưng không được trùm bạt, không được chằng dây, rơi rớt khắp nơi.
Những điểm tập kết của xe rác tự chế.
Một điểm tập kết rác khác tại đường Trường Sa (quận 3).
Những chiếc xe rác được huy động đến thu gom rác tại những điểm tập kết của xe rác tự chế.
Thu gom rác ngay trên đường Lý Thái Tổ (quận 10) vào giữa trưa.
Sự nhếch nhác, bầy hầy tại một điểm tập kết rác ở Thủ Đức.
Sau khi nghe tin TP.HCM sẽ "khai tử" xe tự chế thu gom rác, nhiều người làm nghề này lo lắng, không biết làm nghề gì để thay thế.
Người đàn ông thu gom rác cho biết dù làm việc cật lực nhưng mỗi tháng thu nhập được có 4 triệu đồng.
Bình luận