• Zalo

Ảnh: Cận cảnh di chỉ khảo cổ 3.500 năm ở Hà Nội nguy cơ bị san phẳng

Thời sựThứ Năm, 14/11/2019 17:05:00 +07:00Google News

Cụm di chỉ khảo cổ 3.500 năm ở Hoài Đức, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn bởi công trình thi công đường vành đai 3.5.

1

Khu di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối thuộc làng Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) có tổng diện tích 19.000m2, được khai quật lần đầu tiên vào năm 1969.

2

Đây cũng là di chỉ đánh dấu sự có mặt đầu tiên của cư dân Hà Nội cách đây ít nhất từ 2.000 - 3.500 năm. Khi đào rộng hố khai quật, các nhà khoa học phát hiện một số hiện vật mộ táng thu được còn ở tình trạng tốt, có thể đủ điều kiện xét nghiệm ADN, xác định niên đại.

8 8

Tháng 5/2019, các cơ quan chức năng cho phép khai quật khảo cổ tại khu vực Vườn Chuối lần thứ 9. Đây là lần khai quật có quy mô lớn nhất hơn nửa thế kỷ qua. Tại 2 hố khai quật trung tâm, các nhà khảo cổ phát hiện tổng số 15 ngôi mộ cổ thời Đồng Đậu và Đông Sơn, tức là cách đây hơn 2.000 năm.

9 8

Theo các nhà khoa học, cụm di tích Vườn Chuối là loại hình di chỉ cư trú kết hợp mộ táng, tồn tại ít nhất 3 tầng văn hóa phát triển liên tục từ giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn.

7 6

Một số hiện vật được tìm thấy tại  khu gò Mỏ Phượng và Dền Rắn thuộc di chỉ Vườn Chuối. 

5 4

Tuy nhiên khu vực này đang đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ" do quá trình thi công xây dựng tuyến đường vành đai 3.5 do UBND huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư và tuyến đường nội bộ của Khu đô thị Kim Chung-Di Trạch do Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Việt Nam (Vietracimex) làm chủ đầu tư. 

IMG_4475 13

 Theo phản ánh của người dân, tháng 7/2018, đơn vị thi công đổ phế thải lấp toàn bộ khu di chỉ khảo cổ. Trước đó, khi một trạm trộn bê-tông được xây dựng, đơn vị chủ quản cũng làm một con đường bê-tông cắt đôi khu vực Vườn Chuối và đè lên cả di chỉ khảo cổ. 

12 11

Ba địa điểm gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng nằm trong phạm vi dự án xây dựng Khu đô thị mới của Vietracimex. Cảnh quan môi trường khu vực thay đổi hoàn toàn do quá trình san lấp tạo mặt bằng xây dựng khu đô thị. Riêng gò Vườn Chuối vẫn còn giữ được hình dạng ban đầu nhưng tình trạng san lấp mặt bằng cũng tiến sát đến chân gò.  

4 3

Ngày 4/11, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao (VHTT) Hà Nội Tô Văn Động gửi văn bản về việc bảo vệ khu di chỉ Vườn Chuối đến một số đơn vị liên quan. Sở VHTT Hà Nội đề nghị các đơn vị chủ đầu tư xây dựng đường 3.5 và Khu đô thị Thăng Long 9 tổ chức theo dõi phát hiện di tích, di vật trong quá trình thi công tại khu vực liên quan đến di chỉ Vườn Chuối cũng như các khu vực thi công khác. Trong trường hợp thấy khả năng có di tích hoặc di vật cổ, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho Phòng VHTT huyện Hoài Đức, Ban Quản lý Di tích và danh thắng Hà Nội để có biện pháp xử lý kịp thời.

13 12

Các nhà khảo cổ học cũng đề xuất ba phương án bảo tồn cụm di chỉ Vườn Chuối gồm bảo tồn nguyên trạng; dành một phần diện tích di chỉ Vườn Chuối để thực hiện việc dựng bia giới thiệu về cụm di chỉ khảo cổ học, tiến hành xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng khi đủ điều kiện; bảo tồn nửa phía Đông di chỉ, khai quật phía Tây di chỉ, đồng thời xây dựng hồ sơ di chỉ đề nghị xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa.

Đăng Khoa
Bình luận
vtcnews.vn