Những người biểu tình phản đối sự thù ghét với người Mỹ gốc Á tập trung bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Georgia ngày 20/3 sau vụ xả súng khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 người là phụ nữ gốc Á. (Ảnh: Bloomberg)
Cuộc biểu tình ngày 20/3 ở Atlanta nhằm thể hiện sự đoàn kết với cộng đồng người gốc Á đã thu hút hơn 183 tổ chức tham gia và kêu gọi được 300 triệu tiền quyên góp nhằm ứng phó với tình trạng bạo lực nhằm vào người gốc Á. (Ảnh: Getty Images)
Những người biểu tình giơ cao những tấm bảng với các thông điệp như: "Hãy chấm dứt sự thù ghét với người gốc Á" hay "Sự thù ghét mới là virus". (Ảnh: Getty Images)
Các thượng nghị sĩ bang Georgia Jon Ossoff (trái) và Raphael Warnock phát biểu trước những người biểu tình ở Atlanta ngày 20/3. Ông Warnock khẳng định: "Hỡi những người anh chị em châu Á của tôi, tôi muốn nói với các bạn rằng chúng tôi sẽ luôn dõi theo các bạn và quan trọng hơn, chúng tôi sẽ đứng về phía các bạn". (Ảnh: Getty Images)
Theo báo cáo mới nhất vừa được công bố, kể từ tháng 3/2020 đến hết tháng 2/2021, đã có gần 3.800 vụ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á ở 48/50 bang của Mỹ. Trong ảnh là thông điệp "Hãy chấm dứt biện hộ cho bạo lực da trắng" và "Chấm dứt sự thù ghét người gốc Á" được viết bằng nhiều thứ tiếng trong cuộc biểu tình ở Atlanta ngày 20/3. (Ảnh: Getty Images)
Những người biểu tình tham gia một buổi lễ ở Quảng trường Union tại thành phố New York nhằm tưởng niệm các nạn nhân trong vụ xả súng ở Atlanta ngày 19/3. (Ảnh: Getty Images)
Vấn đề kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Á đã gia tăng rất nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Mỹ vào đầu năm 2020. (Ảnh: AP)
Mọi người thắp nến tưởng nhớ những người là nạn nhân của các hành vi thù ghét người gốc Á trong một buổi cầu nguyện ở thành phố New York ngày 19/3. (Ảnh: Reuters)
Những người biểu tình diễu hành qua một bức bích họa ở Atlanta ngày 20/3 với các thông điệp chống phân biệt chủng tộc và chấm dứt sự thù ghét người châu Á. (Ảnh: Washington Post)
Các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào cá nhân người Mỹ gốc Á đã tăng gần 150% ở 16 thành phố lớn của Mỹ năm 2020, đặc biệt là ở những nơi có đông người gốc Á sinh sống như Los Angeles và New York. (Ảnh: Washington Post)
Aida Martinez dán những tấm poster lên ô tô của cô trong cuộc biểu tình phản đối sự thù ghét nhằm vào những người Mỹ gốc Á sau vụ xả súng ở cửa hàng Young's Asian Massage ngày 19/3. (Ảnh: Reuters)
Trên toàn nước Mỹ đã hình thành nhiều tổ chức, phong trào bảo vệ người gốc Á nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi sự đoàn kết, chung tay lên án và ngăn chặn những hành động kỳ thị, thù hận nhằm vào người gốc Á. (Ảnh: Washington Post)
Một người biểu tình đeo khẩu trang với dòng chữ "Sự thù ghét mới là virus" trong cuộc diễu hành ở Atlanta nhằm chống lại tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ. (Ảnh: Washington Post)
Một vài người ôm nhau tại một địa điểm tưởng niệm tạm thời trước cửa hàng Gold Spa ở Atlanta ngày 20/3. (Ảnh: Reuters)
Những người biểu tình chống phân biệt chủng tộc và kêu gọi sự đoàn kết trên toàn nước Mỹ ở Chicago. (Ảnh: AP)
Mọi người ôm nhau ở Quảng trưởng Union ở New York ngày 19/3 khi tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ xả súng ở Atlanta. (Ảnh: Washington Post)
Một đám đông tập trung ở Quảng trưởng Union trong buổi tưởng niệm các nạn nhân người gốc Á. (Ảnh: Washington Post)
Biểu tình chống lại tình trạng bạo lực nhằm vào người gốc Á ở Minneapolis. (Ảnh: Getty Images)
Melissa Min và con trai tham dự một buổi cầu nguyện ở Philadelphia với thông điệp: "Hãy chấm dứt sự thù ghét người gốc Á" và "Hãy chấm dứt phân biệt sắc tộc. Chúng tôi không phải là virus". (Ảnh: Reuters)
Buổi tưởng niệm các nạn nhân người gốc Á thiệt mạng trong vụ xả súng ở Atlanta với những khẩu hiệu như: "Chúng tôi cũng là người Mỹ" hay "Hãy xóa bỏ sự thù ghét" đươc tổ chức ở thành phố New York ngày 19/3. (Ảnh: Reuters)
Bình luận