(VTC News) - Nghiên cứu mới từ ABI cho thấy lợi nhuận từ nền tảng Android sụt giảm lần đầu tiên, và hệ điều hành di động của hãng Google đang bị đe dọa chưa từng có.
Android chiếm hơn 80% của hệ điều hành điện thoại thông minh trên thế giới. Tuy nhiên nó là hệ điều hành mở, có nghĩa là các công ty khác cũng có thể tham gia và kiếm lợi từ nền tảng này. Đây có thể chính là con dao hai lưỡi mà các đối thủ của Google đang khai thác triệt để.
Dữ liệu mới công bố của ABI cho thấy trong quý 4 năm 2014, 85 triệu hệ điều hành Android đã được phát hành, kém rất nhiều so với 205 triệu bản Android năm 2013, sự sụt giảm 41%.
"Android của Google đang bị đe dọa mạnh nhất bởi iOS của Apple khi năm vừa rồi, Apple đã tung ra 2 chiếc điện thoại thành công nhất là Iphone 6 và Iphone 6 Plus", giám đốc ABI, Nick Spencer nói.
Mối đe dọa đó không phải là từ Apple. Mặc dù năm nay Apple đã thiết lập được rất nhiều kỷ lục về doanh số, nhưng iPhone chỉ là một trong số các mối đe dọa hiện hữu với Android của Google.
Apple vẫn chưa có các động thái nào tung ra các sản phẩm cạnh tranh ở các phân khúc giá rẻ mà Google đang thống trị.
Một mối đe dọa thực sự nghiêm trọng cho Google chính là từ các đối tác thân cận, là các tập đoàn điện tử lớn trên thế giới sử dụng nền tảng Android.
Tizen có là mối đe dọa cho Android?
Hãy quay trở lại với câu hỏi chính của chủ đề hôm nay: liệu Samsung có thể thâu tóm toàn bộ thị trường điện thoại thông minh với nền tảng Tizen?
Thực tế, hiện nay Samsung đã bỏ xa tất cả các đối thủ khác, trừ Apple. Gã khổng lồ Hàn Quốc này cũng nắm giữ vai trò thiết yếu đối với nền tảng Android. Vì vậy, kế hoạch mới của hãng này rất có thể sẽ là một mối đe dọa với nền tảng Android.
Tất cả các nhà sản xuất smartphone tên tuổi đang phải đối mặt với cùng một mối đe dọa. Đó là sự xuống dốc của giả cả và thiết bị phải lựa chọn giữa giá thấp và sức mạnh thương hiệu nếu họ muốn trở nên nổi bật và cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.
Phần lớn sự tăng trưởng của điện thoại thông minh là trong các thị trường đang phát triển. Trong đó thị trường Trung Quốc và Ấn Độ là lớn nhất.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đều muốn làm hệ điều hành riêng
Có lẽ vì vậy mà không bất ngờ khi chúng ta nhìn thấy nhiều nhà sản xuất Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi này. Lenovo đã mua lại Motorola sau khi bổ nhào vào thị trường bình dân theo Google.
Xiaomi khẳng định, vị trí đứng đầu phân khúc smartphone ở Trung Quốc trong quý 2/2014 với 14% thị phần. ZTE, Huawei, Alcatel và thậm chí những nhà sản xuất mới như Oppo và onePlus cũng tạo những dấu ấn đáng kể nhằm gia tăng sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
Câu hỏi lớn được đặt ra là các nhà sản xuất Trung Quốc kiếm được bao nhiều lợi nhuận? Đó có thể là một câu hỏi khó trả lời.
Chúng ta biết rằng, sản lượng smartphone toàn cầu đối với Huawei và Lenovo tăng lên nhanh chóng giúp cho các nhà sản xuất này chiếm giữ vị trí thứ 3 và 4 trong quý 2/2014.
Alcatel xuất xưởng với con số kỉ lục trong quý 2/2014 khẳng định sự tăng trưởng 40% và chiếm 4% thị phần toàn cầu. ZTE kiếm được 100 triệu USD lợi nhuận trong quý trước nhưng không cho biết đã bán được bao nhiêu smartphone.
Xiaomi cũng bán được một lượng lớn các thiết bị cầm tay và tuyên bố mức doanh thu 5,31 tỉ USD trong nửa đầu năm 2014, nhưng lại không hề tiết lộ về lợi nhuận thu được.
» Mua điện thoại Android hay iPhone dịp Tết?
» Nhiều điện thoại Android dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng
» Flappy Bird bị biến thành phần mềm virus?
An Trần
Android chiếm hơn 80% của hệ điều hành điện thoại thông minh trên thế giới. Tuy nhiên nó là hệ điều hành mở, có nghĩa là các công ty khác cũng có thể tham gia và kiếm lợi từ nền tảng này. Đây có thể chính là con dao hai lưỡi mà các đối thủ của Google đang khai thác triệt để.
Chủ tịch của Google, ông Eric Schmidt |
"Android của Google đang bị đe dọa mạnh nhất bởi iOS của Apple khi năm vừa rồi, Apple đã tung ra 2 chiếc điện thoại thành công nhất là Iphone 6 và Iphone 6 Plus", giám đốc ABI, Nick Spencer nói.
Mối đe dọa đó không phải là từ Apple. Mặc dù năm nay Apple đã thiết lập được rất nhiều kỷ lục về doanh số, nhưng iPhone chỉ là một trong số các mối đe dọa hiện hữu với Android của Google.
Apple vẫn chưa có các động thái nào tung ra các sản phẩm cạnh tranh ở các phân khúc giá rẻ mà Google đang thống trị.
Một mối đe dọa thực sự nghiêm trọng cho Google chính là từ các đối tác thân cận, là các tập đoàn điện tử lớn trên thế giới sử dụng nền tảng Android.
Tizen có là mối đe dọa cho Android?
Hãy quay trở lại với câu hỏi chính của chủ đề hôm nay: liệu Samsung có thể thâu tóm toàn bộ thị trường điện thoại thông minh với nền tảng Tizen?
Thực tế, hiện nay Samsung đã bỏ xa tất cả các đối thủ khác, trừ Apple. Gã khổng lồ Hàn Quốc này cũng nắm giữ vai trò thiết yếu đối với nền tảng Android. Vì vậy, kế hoạch mới của hãng này rất có thể sẽ là một mối đe dọa với nền tảng Android.
Tất cả các nhà sản xuất smartphone tên tuổi đang phải đối mặt với cùng một mối đe dọa. Đó là sự xuống dốc của giả cả và thiết bị phải lựa chọn giữa giá thấp và sức mạnh thương hiệu nếu họ muốn trở nên nổi bật và cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.
Phần lớn sự tăng trưởng của điện thoại thông minh là trong các thị trường đang phát triển. Trong đó thị trường Trung Quốc và Ấn Độ là lớn nhất.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đều muốn làm hệ điều hành riêng
Có lẽ vì vậy mà không bất ngờ khi chúng ta nhìn thấy nhiều nhà sản xuất Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi này. Lenovo đã mua lại Motorola sau khi bổ nhào vào thị trường bình dân theo Google.
Xiaomi khẳng định, vị trí đứng đầu phân khúc smartphone ở Trung Quốc trong quý 2/2014 với 14% thị phần. ZTE, Huawei, Alcatel và thậm chí những nhà sản xuất mới như Oppo và onePlus cũng tạo những dấu ấn đáng kể nhằm gia tăng sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
Câu hỏi lớn được đặt ra là các nhà sản xuất Trung Quốc kiếm được bao nhiều lợi nhuận? Đó có thể là một câu hỏi khó trả lời.
Chúng ta biết rằng, sản lượng smartphone toàn cầu đối với Huawei và Lenovo tăng lên nhanh chóng giúp cho các nhà sản xuất này chiếm giữ vị trí thứ 3 và 4 trong quý 2/2014.
Alcatel xuất xưởng với con số kỉ lục trong quý 2/2014 khẳng định sự tăng trưởng 40% và chiếm 4% thị phần toàn cầu. ZTE kiếm được 100 triệu USD lợi nhuận trong quý trước nhưng không cho biết đã bán được bao nhiêu smartphone.
Xiaomi cũng bán được một lượng lớn các thiết bị cầm tay và tuyên bố mức doanh thu 5,31 tỉ USD trong nửa đầu năm 2014, nhưng lại không hề tiết lộ về lợi nhuận thu được.
» Mua điện thoại Android hay iPhone dịp Tết?
» Nhiều điện thoại Android dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng
» Flappy Bird bị biến thành phần mềm virus?
An Trần
Bình luận