Lo giá cả tăng nhanh đến chóng mặt, hoặc “trâu chậm uống nước đục”, nhiều dân văn phòng đã tạm gác công việc sang một bên, tập trung toàn lực cho việc sắm Tết.
Theo ghi nhận của phóng viên VTC News, từ các trung tâm mua sắm lớn như Vincom Bà Triệu, Vincom Long Biên, Vincom Mega Mail Royal City, Times City... tới các siêu thị “cỡ bự” như Big C Thăng Long, Pico hay tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội, làn sóng dân văn phòng đi sắm Tết liên tục dâng cao khiến các bãi gửi xe luôn trong tình trạng quá tải.
Không chỉ mua sắm, Tết đến với hàng trăm thứ cần chuẩn bị, mà tới sát ngày mới được nghỉ nên nhiều nhân viên văn phòng phải "cắt xén" bớt thời gian làm việc, tranh thủ tân trang nhan sắc, dọn dẹp nhà cửa...
Thời tiết đẹp, nắng ấm, các cửa hàng đồng loạt giảm giá sốc, khuyến mại khủng như “mời gọi” các chị em công sở trong những ngày cận tết này.
Ăn vụng từng giây
Dân công sở "trốn việc", hòa vào dòng người đi sắm tết
“Đợi đến 29 nghỉ rồi mới đi sửa sang sắm Tết thì chết vì những ngày này, chỗ nào cũng đông khách, chật chội. mình có đi cũng cập rập, chẳng đâu vào đâu”, chị Thanh Hoa, nhân viên một ngân hàng đang làm đầu trong salon tóc trên đường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói.
Nói về lý do để có thể “trốn việc” một cách công khai, chính đáng trong giờ hành chính, chị Thanh Hoa tiết lộ: “Thì cứ viện cớ đi gặp khách hàng bàn công việc hoặc sang phòng này ban kia xin tài liệu, gia đình có việc bận... thôi. Ngày tết ai cũng bận và ai chẳng thế nên cũng ít người để ý. Làm đẹp thì không vội được, phải tốn vài tiếng, đợi tới cuối tuần thì...quá muộn rồi”.
Tranh thủ mua bánh kẹo đón tết
Trong khi đó, tại một spa bình dân khác trên đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội), các chị em đang xếp hàng chờ tới lượt tẩy da chết, tắm trắng, massage da mặt...trong giờ hành chính. Họ đều là nhân viên văn phòng của các công ty gần đó. Trong lúc chờ tới lượt mình, các chị thậm chí còn tranh thủ bàn trước về những shop (cửa hàng) quần áo đang ồ ạt giảm giá sốc.
“Làm quần quật cả năm, đến tết phải diện, đại tu nhan sắc chứ. Tôi mới lập gia đình, xác định là mấy ngày nghỉ chỉ đi tết nhận họ đã kín lịch rồi, thời gian đâu mà làm đẹp? Lấy lý do đi khám thai, tôi xin về sớm gần nửa ngày. Được cái sếp bận tất niên, tiếp khách nên cũng ít ở cơ quan, có khi chẳng biết mình xin nghỉ”, chị Thu – nhân viên kế toán của một công ty xây dựng cho biết.
Mua quất đón tết
Việc nhân viên cắt xén thời gian làm việc để đi lễ Tết không phải lãnh đạo cơ quan không biết, nhưng đa số cho qua. Có nhiều lý do, một phần vì nhiều công sở đã khoán đầu việc cho nhân viên, không quản lý khắt khe giờ làm việc.
Thêm vào đó, Tết tính theo âm lịch là cuối năm, nhưng dương lịch lại đầu năm. Các cơ quan hành chính thường bận rộn vào cuối năm dương lịch, phải hoàn tất các báo cáo để còn tổng kết, quyết toán. Dịp Tết Nguyên đán chỉ là bắt đầu triển khai các kế hoạch của năm mới nên không khắt khe về thời gian.
Và một lý do muôn thuở, song lại rất dễ được các sếp chấp nhận khi nhân viên tranh thủ tạt đi mua sắm hoặc lễ Tết, đó là cả năm có mỗi ngày Tết, cũng phải để cho nhân viên hoàn thành nghĩa vụ với gia đình.
Nỗi lo ‘không biết chùi mép’
Có người tranh thủ thăm mộ người thân trước tết
Chính vì những nguy cơ bại lộ ấy mà nhân viên nhiều công ty luôn phải canh cánh rỉ tai nhau, truyền dạy nhau những cách "ăn vụng phải biết chùi mép", để không bị lộ chuyện trốn việc đi sắm Tết. Thậm chí, những người có “kinh nghiệm” trốn việc đi lo tết còn chuẩn bị sẵn càng tình huống, kịch bản ứng phó khi mọi chuyện bị bại lộ.
“Năm ngoái, đổi ca cho người khác không được, tôi đành phải xin phép sếp là ra ngoài gặp khách hàng. Không ngờ vị khách tôi đăng ký gặp có việc quan trọng nên tới tận công ty tìm tôi. Mọi chuyện bại lộ, tôi nhận mức án kỷ luật cao nhất, đến nhục.
Năm nay, nghe các anh chị chỉ dạy, tôi báo cáo gia đình có việc bận đột xuất. Ngoài ra, tôi cũng đã chuẩn bị kỹ các kịch bản như nếu sếp “lớn” triệu tập khẩn thì đồng nghiệp sẽ báo cho tôi biết. Thế nhưng, thật không ngờ, tôi lại gặp đúng bạn thân của sếp ở salon làm tóc gần nhà”.
Cũng chuyện trốn giờ làm đi sửa sang sắm Tết, các chị em làm ở các vị trí công việc, công ty khác nhau lại được dịp ghen tị với nhau khi “mỗi nhà mỗi cảnh”.
Chị Hằng – kế toán trưởng của một công ty truyền thông ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: "Cô bạn tôi làm văn thư cho một trường đại học nhàn lắm. Thấy bảo cứ tầm 3 giờ là đã xin về được rồi, cũng chẳng phải kiếm cớ này cớ kia đâu. Tùy cơ quan, cuối năm rồi cũng có nơi họ xuê xoa cho nhân viên lắm”.
Thực ra việc mua bán online đã phát triển ở Việt Nam khá lâu. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ lẻ, hệ thống website bán hàng nhiều nơi còn sơ sài nên chưa tạo được thói quen mua sắm Online cho khách hàng.
Đường phố Hà Nội chật cứng người đi sắm tết
Năm ngoái không biết còn đi chen chúc, giờ mới biết hầu hết các siêu thị đều có website bán hàng, giao tận nhà. Nên giờ cứ cái gì đặt hàng được là tôi đặt, tội gì”.
Còn theo chúng tôi, với việc mua bán hàng Online để giảm thiểu tối đa rủi ro khi mua sắm và có một cái Tết vui vẻ trọn vẹn, người tiêu dùng nên cẩn thận chọn mua ở các website lớn, có kinh nghiệm bán hàng lâu năm và đã được cấp phép.
Tóm lại, việc tận dụng thời gian công làm việc tư đã diễn ra từ lâu nhất là khi nhu cầu của con người ngày càng cao. "Cắt xén" giờ làm không có gì lạ và đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, mọi người cần phải biết cân bằng giữa công việc cơ quan và cá nhân, như thế sẽ đảm bảo được hiệu quả, không bị stress trong những ngày Tết đến xuân về.
Bình luận