(VTC News) - Trong bối cảnh người tiêu dùng đang rất lo lắng về mức độ an toàn của nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống và chế biến thì việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp ngành thực phẩm.
Phải đảm bảo môi trường làm việc
Theo các quy định về an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo môi trường làm việc theo quy định. Trong đó, vị trí nơi sản xuất, chế biến thực phẩm cần được bố trí ở nơi không bị ngập nước, đọng nước và cách biệt với nguồn ô nhiễm như cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm, khu vực có ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông...
Các cơ sở cần có các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và loại bỏ hữu hiệu các nguy cơ ô nhiễm từ môi trường. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cần lưu ý xem xét lựa chọn vị trí có đủ diện tích bố trí các khu vực dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm và ở nơi có đủ nguồn nước sử dụng, chế biến và thuận tiện cho việc vận chuyển.
Theo luật sư Nguyễn Văn Cường (Công ty TNHH Cường và Cộng sự), người lao động tham gia chế biến thực phẩm cần phải đảm bảo các nguyên tắc về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ sở sản xuất phải có phòng thay bảo hộ lao động trước và sau khi vào làm việc.
Chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm phải đáp ứng đủ điều kiện về kiến thức, sức khỏe và thực hành an toàn thực phẩm. Người tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế biến thực phẩm phải trải qua lớp học kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định và có xác nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ sở có thẩm quyền cấp; hàng năm phải được học tập bổ sung và cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm phải được khám sức khỏe và phải có giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế, trước khi tuyển dụng và định kỳ khám sức khỏe ít nhất 1 năm/lần. Những người đang bị mắc bệnh nhiễm trùng thuộc danh mục đã được Bộ Y tế quy định không được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hay chế biến thực phẩm.
Việc khám sức khỏe phải được thực hiện ở các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất, chế biến tham gia tập huấn và khám sức khỏe hàng năm.
Chủ động thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Trong lĩnh vực giết mổ, theo thống kê hiện nay cả nước có 29.000 cơ sở giết mổ nhưng việc kiểm soát còn có nhiều hạn chế. Tại TP.HCM, việc kiểm soát các cơ sở giết mổ nhìn chung được thực hiện khá chặt chẽ song vẫn còn một số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hiện vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Giám sát tại các cơ sở giết mổ, ông Huỳnh Thành Lập, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội TP.HCM, nhận định tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận việc kiểm soát giết mổ được khoảng 95%. Khó khăn hiện nay là những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đa phần ở vùng ven nên phải quy hoạch tổ chức lại cơ giết mổ tập trung sao cho hợp lý để kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo thịt an toàn, đảm bảo các vấn đề xử lý môi trường sau khi giết mổ.
Để kiểm soát tốt cần có khu giết mổ tập trung công nghiệp, hoạch định thời gian, lộ trình giết mổ hợp lý. Các đơn vị chế biến, sản xuất thực phẩm cần chủ động đặt tiêu chí tiếp cận thị trường bằng chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu từ khâu chăn nuôi giết mổ đến khâu bán ra.
Trong ngành thực phẩm hiện nay, Công ty Vissan (TP.HCM) là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành trong mảng sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, thịt đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt. Với định hướng chiến lược là tiếp cận thị trường bằng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Vissan đã thực hiện quy trình khép kín trong sản xuất, và ngày càng có nhiều cải tiến.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan cho rằng trong bối cảnh người tiêu dùng đang rất lo lắng về mức độ an toàn của nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống và chế biến thì việc đảm bảo các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp ngành thực phẩm.
Công ty Vissan xem việc hướng tới sử dụng sản phẩm có truy xuất nguồn gốc để đảm bảo chuỗi giá trị kinh tế và đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm là tiêu chí hàng đầu trong tiếp cận thị trường cũng như thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội.
Để thực hiện được mục tiêu này, công ty đã đầu tư cụm công nghiệp riêng biệt bao gồm vùng chăn nuôi nguyên liệu; đầu công nghệ hiện đại, sản phẩm chế biến được sản xuất theo công nghệ cao; có hệ thống kênh phân phối trên toàn quốc. Hiện Công ty Vissan có đội ngũ 4.000 lao động, tất cả công nhân làm việc trong các xưởng sản xuất, chế biến được trang bị bảo hộ lao động, được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, được khám sức khỏe định kỳ theo quy định…
Bài viết phục vụ Dự án “Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015”.
Phương Dung
Phải đảm bảo môi trường làm việc
Theo các quy định về an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo môi trường làm việc theo quy định. Trong đó, vị trí nơi sản xuất, chế biến thực phẩm cần được bố trí ở nơi không bị ngập nước, đọng nước và cách biệt với nguồn ô nhiễm như cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm, khu vực có ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông...
Các cơ sở cần có các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và loại bỏ hữu hiệu các nguy cơ ô nhiễm từ môi trường. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cần lưu ý xem xét lựa chọn vị trí có đủ diện tích bố trí các khu vực dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm và ở nơi có đủ nguồn nước sử dụng, chế biến và thuận tiện cho việc vận chuyển.
Cần đảm bảo vệ sinh an tòan lao động cho các công nhân trong ngành chế biến thực phẩm. |
Theo luật sư Nguyễn Văn Cường (Công ty TNHH Cường và Cộng sự), người lao động tham gia chế biến thực phẩm cần phải đảm bảo các nguyên tắc về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ sở sản xuất phải có phòng thay bảo hộ lao động trước và sau khi vào làm việc.
Chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm phải đáp ứng đủ điều kiện về kiến thức, sức khỏe và thực hành an toàn thực phẩm. Người tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế biến thực phẩm phải trải qua lớp học kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định và có xác nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ sở có thẩm quyền cấp; hàng năm phải được học tập bổ sung và cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm phải được khám sức khỏe và phải có giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế, trước khi tuyển dụng và định kỳ khám sức khỏe ít nhất 1 năm/lần. Những người đang bị mắc bệnh nhiễm trùng thuộc danh mục đã được Bộ Y tế quy định không được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hay chế biến thực phẩm.
Việc khám sức khỏe phải được thực hiện ở các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất, chế biến tham gia tập huấn và khám sức khỏe hàng năm.
Chủ động thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Trong lĩnh vực giết mổ, theo thống kê hiện nay cả nước có 29.000 cơ sở giết mổ nhưng việc kiểm soát còn có nhiều hạn chế. Tại TP.HCM, việc kiểm soát các cơ sở giết mổ nhìn chung được thực hiện khá chặt chẽ song vẫn còn một số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hiện vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Giám sát tại các cơ sở giết mổ, ông Huỳnh Thành Lập, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội TP.HCM, nhận định tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận việc kiểm soát giết mổ được khoảng 95%. Khó khăn hiện nay là những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đa phần ở vùng ven nên phải quy hoạch tổ chức lại cơ giết mổ tập trung sao cho hợp lý để kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo thịt an toàn, đảm bảo các vấn đề xử lý môi trường sau khi giết mổ.
Để kiểm soát tốt cần có khu giết mổ tập trung công nghiệp, hoạch định thời gian, lộ trình giết mổ hợp lý. Các đơn vị chế biến, sản xuất thực phẩm cần chủ động đặt tiêu chí tiếp cận thị trường bằng chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu từ khâu chăn nuôi giết mổ đến khâu bán ra.
Cần có các khu giết mổ tập trung. |
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan cho rằng trong bối cảnh người tiêu dùng đang rất lo lắng về mức độ an toàn của nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống và chế biến thì việc đảm bảo các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp ngành thực phẩm.
Công ty Vissan xem việc hướng tới sử dụng sản phẩm có truy xuất nguồn gốc để đảm bảo chuỗi giá trị kinh tế và đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm là tiêu chí hàng đầu trong tiếp cận thị trường cũng như thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội.
Video: Rùng mình cơ sở sản xuất hàng tấn mỡ bẩn ở Bắc Ninh
Để thực hiện được mục tiêu này, công ty đã đầu tư cụm công nghiệp riêng biệt bao gồm vùng chăn nuôi nguyên liệu; đầu công nghệ hiện đại, sản phẩm chế biến được sản xuất theo công nghệ cao; có hệ thống kênh phân phối trên toàn quốc. Hiện Công ty Vissan có đội ngũ 4.000 lao động, tất cả công nhân làm việc trong các xưởng sản xuất, chế biến được trang bị bảo hộ lao động, được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, được khám sức khỏe định kỳ theo quy định…
Bài viết phục vụ Dự án “Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015”.
Phương Dung
Bình luận