Trong thương vụ TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) mua ụ nổi 83M có tình tiết đang cần làm rõ có hay không việc Cty Global Success (Nga) được hưởng số tiền hơn 4,3 triệu USD trong tổng số 9 triệu USD mà Vinalines thanh toán?
Trong thương vụ mua bán ụ nổi 83M xuất hiện 4 chủ thể: Công ty Nakhodka (chủ sở hữu ụ nổi), Công ty môi giới hàng hải Global Success (GS, cùng của Nga), Công ty AP tại Singapore do ông Goh Hoon Seow làm giám đốc và Vinalines là bên mua.
Theo tài liệu năm 2007, thông qua quan hệ, biết ông Goh có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán tàu biển nên Công ty GS (do ông A.Prikhodko làm đại diện, công ty này đứng ra dàn xếp bán ụ nổi 83M của Công ty Nakhodka) mời ông Goh làm tư vấn bán ụ nổi 83M cho Vinalines. Khi đến Nga, ông Goh biết phía Công ty Nakhodka và Đoàn công tác của Vinalines đã giao dịch để mua bán ụ nổi nhưng chưa thành công. Quá trình giao dịch, thương thảo, phía Nga muốn bán ụ nổi 83M qua công ty ở nước ngoài của họ, nhưng phía Vinalines không đồng ý.
Cuối cùng phía Nga đưa ra đề nghị việc mua bán thông qua Công ty AP của ông Goh. Công ty AP đã mua ụ nổi 83M của Công ty Nakhodka và bán cho Vinalines theo thỏa thuận với Công ty GS. Giá mà Công ty AP mua là 2,3 triệu USD, sau bán cho Vinalines giá 9 triệu USD, nhưng thực chất Công ty AP chỉ là nhà môi giới để hưởng tiền môi giới theo tỷ lệ thỏa thuận.
Trước đó thông qua môi giới, chào hàng giữa Công ty AP và Công ty GS đã ký hợp đồng thỏa thuận: Công ty AP có trách nhiệm đảm bảo hợp đồng mua bán xuất khẩu ụ nổi tới Việt Nam, tìm giải pháp phù hợp chuyển ụ nổi từ Nga về Việt Nam. Thỏa thuận ghi rõ việc ăn chia số tiền bán ụ nổi: Công ty GS được hưởng hơn 4,3 triệu USD, chuyển cho một bên thứ ba do Công ty GS chỉ định số tiền 1,66 triệu USD bằng thư tín dụng.
Như vậy trong số tiền 9 triệu USD của Vinalines bỏ ra mua ụ nổi 83M thì tài liệu thu thập của cơ quan điều tra thấy giá thật của ụ nổi là 2,3 triệu USD, Công ty AP của ông Goh hưởng 700 nghìn USD từ việc môi giới, 1,66 triệu USD được ông Goh chuyển về Việt Nam qua tài khoản Công ty Phú Hà (của em gái Trần Hải Sơn). Cộng các khoản tiền trên lại được hơn 4,66 triệu USD.
Vậy còn hơn 4,3 triệu USD liệu có phải Công ty GS được hưởng? Nếu Công ty GS hưởng cả khoản tiền lớn này thì ai cũng nhận thấy đó là một điều hết sức phi lý. Bản thân Công ty GS chỉ là đơn vị môi giới, bán hàng, họ chỉ làm động tác kết nối Công ty AP với Công ty Nakhodka để ụ nổi bán cho Vinalines - tại sao hưởng hơn 4,3 triệu USD, gần gấp đôi giá ụ nổi?
Trong khi đó, Đoàn đi khảo sát của Vinalines (các bị cáo đang phải hầu tòa) biết rõ ụ nổi 83M giá chào bán chỉ dưới 5 triệu USD, tại sao họ lại "dại" phung phí 9 triệu USD để sở hữu đống sắt vụn và chỉ nhận hơn 1,66 triệu USD tiền lại quả?
Có chi tiết rất đáng chú ý là việc ông Goh chuyển khoản tiền lại quả 1,66 triệu USD lại theo hướng dẫn của Công ty GS. Như vậy dù đã mua ụ nổi qua Công ty AP, nhưng giữa đại diện Vinalines và Công ty GS có quan hệ riêng. Trong bản tuyên thệ, ông Goh khai "tên Công ty Phú Hà xuất hiện lần đầu tiên khi Công ty GS thông báo cho Công ty AP về tên công ty sẽ nhận khoản thanh toán...".
Khoản tiền hơn 4,3 triệu USD đang là ẩn số trong vụ án mà chưa được làm rõ. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã đề nghị tương trợ tư pháp với cơ quan công tố Liên bang Nga để làm rõ hoạt động của Công ty GS và những người liên quan về việc Công ty AP chuyển tiền từ nguồn bán ụ nổi cho ông A.Prikhodko hơn 4,3 triệu USD. Cơ quan điều tra đã thông qua Interpol Việt Nam đề nghị được trực tiếp thu thập tài liệu tại Liên bang Nga và có văn bản ủy thác tư pháp đề nghị Tổng Viện Kiểm sát Nga phối hợp thu thập tài liệu nhưng chưa có kết quả. Do thời hạn điều tra vụ án sai phạm ở Vinalines đã hết phải đưa ra xét xử, còn về việc làm rõ khoản tiền trên hiện vẫn phải chờ kết quả tương trợ tư pháp.
Theo DanViet
Trong thương vụ mua bán ụ nổi 83M xuất hiện 4 chủ thể: Công ty Nakhodka (chủ sở hữu ụ nổi), Công ty môi giới hàng hải Global Success (GS, cùng của Nga), Công ty AP tại Singapore do ông Goh Hoon Seow làm giám đốc và Vinalines là bên mua.
Ụ nổi U83M. |
Theo tài liệu năm 2007, thông qua quan hệ, biết ông Goh có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán tàu biển nên Công ty GS (do ông A.Prikhodko làm đại diện, công ty này đứng ra dàn xếp bán ụ nổi 83M của Công ty Nakhodka) mời ông Goh làm tư vấn bán ụ nổi 83M cho Vinalines. Khi đến Nga, ông Goh biết phía Công ty Nakhodka và Đoàn công tác của Vinalines đã giao dịch để mua bán ụ nổi nhưng chưa thành công. Quá trình giao dịch, thương thảo, phía Nga muốn bán ụ nổi 83M qua công ty ở nước ngoài của họ, nhưng phía Vinalines không đồng ý.
Cuối cùng phía Nga đưa ra đề nghị việc mua bán thông qua Công ty AP của ông Goh. Công ty AP đã mua ụ nổi 83M của Công ty Nakhodka và bán cho Vinalines theo thỏa thuận với Công ty GS. Giá mà Công ty AP mua là 2,3 triệu USD, sau bán cho Vinalines giá 9 triệu USD, nhưng thực chất Công ty AP chỉ là nhà môi giới để hưởng tiền môi giới theo tỷ lệ thỏa thuận.
Trước đó thông qua môi giới, chào hàng giữa Công ty AP và Công ty GS đã ký hợp đồng thỏa thuận: Công ty AP có trách nhiệm đảm bảo hợp đồng mua bán xuất khẩu ụ nổi tới Việt Nam, tìm giải pháp phù hợp chuyển ụ nổi từ Nga về Việt Nam. Thỏa thuận ghi rõ việc ăn chia số tiền bán ụ nổi: Công ty GS được hưởng hơn 4,3 triệu USD, chuyển cho một bên thứ ba do Công ty GS chỉ định số tiền 1,66 triệu USD bằng thư tín dụng.
Như vậy trong số tiền 9 triệu USD của Vinalines bỏ ra mua ụ nổi 83M thì tài liệu thu thập của cơ quan điều tra thấy giá thật của ụ nổi là 2,3 triệu USD, Công ty AP của ông Goh hưởng 700 nghìn USD từ việc môi giới, 1,66 triệu USD được ông Goh chuyển về Việt Nam qua tài khoản Công ty Phú Hà (của em gái Trần Hải Sơn). Cộng các khoản tiền trên lại được hơn 4,66 triệu USD.
Vậy còn hơn 4,3 triệu USD liệu có phải Công ty GS được hưởng? Nếu Công ty GS hưởng cả khoản tiền lớn này thì ai cũng nhận thấy đó là một điều hết sức phi lý. Bản thân Công ty GS chỉ là đơn vị môi giới, bán hàng, họ chỉ làm động tác kết nối Công ty AP với Công ty Nakhodka để ụ nổi bán cho Vinalines - tại sao hưởng hơn 4,3 triệu USD, gần gấp đôi giá ụ nổi?
Trong khi đó, Đoàn đi khảo sát của Vinalines (các bị cáo đang phải hầu tòa) biết rõ ụ nổi 83M giá chào bán chỉ dưới 5 triệu USD, tại sao họ lại "dại" phung phí 9 triệu USD để sở hữu đống sắt vụn và chỉ nhận hơn 1,66 triệu USD tiền lại quả?
Có chi tiết rất đáng chú ý là việc ông Goh chuyển khoản tiền lại quả 1,66 triệu USD lại theo hướng dẫn của Công ty GS. Như vậy dù đã mua ụ nổi qua Công ty AP, nhưng giữa đại diện Vinalines và Công ty GS có quan hệ riêng. Trong bản tuyên thệ, ông Goh khai "tên Công ty Phú Hà xuất hiện lần đầu tiên khi Công ty GS thông báo cho Công ty AP về tên công ty sẽ nhận khoản thanh toán...".
Khoản tiền hơn 4,3 triệu USD đang là ẩn số trong vụ án mà chưa được làm rõ. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã đề nghị tương trợ tư pháp với cơ quan công tố Liên bang Nga để làm rõ hoạt động của Công ty GS và những người liên quan về việc Công ty AP chuyển tiền từ nguồn bán ụ nổi cho ông A.Prikhodko hơn 4,3 triệu USD. Cơ quan điều tra đã thông qua Interpol Việt Nam đề nghị được trực tiếp thu thập tài liệu tại Liên bang Nga và có văn bản ủy thác tư pháp đề nghị Tổng Viện Kiểm sát Nga phối hợp thu thập tài liệu nhưng chưa có kết quả. Do thời hạn điều tra vụ án sai phạm ở Vinalines đã hết phải đưa ra xét xử, còn về việc làm rõ khoản tiền trên hiện vẫn phải chờ kết quả tương trợ tư pháp.
Theo DanViet
Bình luận