Án oan chấn động: 'Không trọng chứng, chỉ trọng cung'

Pháp luậtThứ Hai, 11/11/2013 07:16:00 +07:00

(VTC News) - Thiếu tướng công an cho rằng, để xảy ra oan sai là do sự ấu trĩ trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, không có trọng chứng chỉ trọng cung.

(VTC News) - Thiếu tướng công an cho rằng, để xảy ra oan sai là do sự ấu trĩ trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, không có trọng chứng chỉ trọng cung.

Bên lề phiên họp tổ của Quốc hội chiều 11/11, Thiếu tướng Huỳnh Thế Kỷ, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã có cuộc trao đổi với PV VTC News về vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang

Thiếu tướng Huỳnh Thế Kỷ
- Là một lãnh đạo trong ngành công an, ông đánh giá thế nào về quá trình điều tra đối với vụ án oan này?

Cuối cùng thì cơ quan điều tra của Viện kiểm soát Nhân dân Tối cao sẽ có kết luận về vụ việc. Nhưng qua theo dõi thì dư luận xã hội, cán bộ công chức hết sức bất bình đối với oan sai của ông Chấn.

Đây là một bài học kinh nghiệm sâu sắc với các cơ quan tiến hành tố tụng. Quan điểm của chúng ta là không bỏ lọt tội phạm, không làm oan cho người ngay.

Vụ án của ông Chấn, tòa phán quyết hết khung là tù chung thân, nếu tử hình thì sao? Về pháp luật hình sự, tố tụng cũng có những cái chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập nhưng cũng không phải đổ cho cái sơ hở của pháp luật về vụ án oan sai này.

Theo tôi, nguyên nhân thứ nhất có thể là do sự thiếu tinh thần trách nhiệm, ấu trĩ trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, không có trọng chứng chỉ trọng cung.

 

Theo tôi, nguyên nhân thứ nhất có thể là do sự thiếu tinh thần trách nhiệm, ấu trĩ trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, không có trọng chứng chỉ trọng cung.
Thiếu tướng Huỳnh Thế Kỷ
 
Chúng ta chưa kiểm tra một cách chính xác, khách quan, khoa học của vật chứng. Chính sự yếu kém từ quá trình điều tra, truy tố, xét xử để xảy ra vụ án oan sai này.

Đây cũng là bài học sâu sắc của các cơ quan chức năng tiến hành tố tụng, phải tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng từ khâu điều tra, truy tố, xét xử, đặc biệt là của điều tra viên, kiểm soát viên, thẩm phán.

Cần đặt nặng cái tâm, tìm mọi cách để buộc tội nhưng cũng tìm mọi cách để gỡ tội chứ không thể nghiêng về việc buộc tội người ta. Chúng ta nhiều lúc nghiêng về một phía khiến tình trạng oan sai xảy ra đáng tiếc.

- Phải chăng đây là vấn đề nan giải của cơ quan điều tra?

Cơ quan điều tra, bình quân năm 2013, đến thời điểm này đã có 55.000 vụ được khởi tố và hơn 80.000 người đã được các cơ quan tiến hành khởi tố bị can. Trong khi đó, số lượng điều tra viên, kiểm soát viên, thẩm phán thì thiếu, nhiều cái chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Có sức ép nào để xảy ra tình trạng điều tra viên ép cung, đánh đập nghi phạm hay không?

Tôi không dám nói trên phạm vi cả nước nhưng tôi nghĩ không có. Hoặc nói có thì từng nơi, từng lúc, từng vụ việc nào đó thôi, còn quan điểm chỉ đạo và quá trình điều tra thì phải độc lập. Tất nhiên là yêu cầu pháp luật phải phục vụ yêu cầu chính trị nhưng không thể lấy những sức ép từ tổ chức này, từ cá nhân kia để làm sai lệch nội dung vụ án.

- Báo chí thông tin nhiều vụ oan sai liên tiếp ở Bắc Giang trong thời gian vừa qua, ông có nhận xét gì?

Nếu đúng như vậy thì phải xem xét trách nhiệm, từ người đứng đầu cho đến từng cấp cơ quan điều tra của tỉnh.

- Xin cảm ơn ông!



Quang Tùng
Bình luận
vtcnews.vn