(VTC News) - Trước tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, gây hậu quả khôn lường ở Việt Nam và trên thế giới, học nghề an ninh mạng trở thành lựa chọn sáng suốt của nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay.
“Chiến binh mạng” cao cấp!
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Bởi thế mà các chương trình tư vấn hướng nghiệp không chỉ được thực hiện khi các bạn đang học THPT mà cả sau khi công bố kết quả các kỳ thi tuyển vào đại học – cao đẳng.
Sinh viên NIIT iPMAC đi thực tế tại một doanh nghiệp CNTT |
Thực vậy, với tình hình các hacker đang tung hoành hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải có cái nhìn thận trọng hơn về bảo mật thông tin và ra sức đầu tư cho lĩnh vực này. Điều đó kéo theo nhu cầu nhân sự chất lượng cho bảo mật mạng cũng không ngừng tăng lên.
Theo số liệu của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2011 - 2015 mỗi năm thành phố cần từ 8.000 - 10.000 nhân sự CNTT. Trong đó, trọng tâm đặt vào ngành Hệ thống thông tin – An ninh mạng. Ông Phí Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM cũng nhận định an ninh mạng sẽ là một trong những nghề rất khởi sắc trong 5 – 7 năm tới.
Chọn trường nào học?
Học viện công nghệ thông tin NIIT iPMAC đang đào tạo nhiều học viên với chất lượng quốc tế cho các yêu cầu về quản trị hệ thống cũng như đào tạo chuyên gia.
Chứng chỉ CCNA (Cisco Certified Network Associate) là một chứng chỉ nghề cơ bản về công nghệ mạng do hãng Cisco System có trụ sở đóng tại Mỹ cấp và được công nhận trên toàn thế giới. Theo một nghiên cứu của tạp chí Certification Magazine năm 2003 thì CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được hiểu là đã có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành.
Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu có CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco.
Đến nay, Học viện mạng iPMAC đã đào tạo được hàng nghìn CCNA, hàng trăm CCNP CCNP. Đây là cấp độ đào tạo cao cấp dành cho các kỹ sư và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực mạng và Internet, chuyên viên an ninh mạng với hàng trăm học viên đang tiếp tục theo học.
Đội ngũ giảng viên của iPMAC đều là những kỹ sư lành nghề và đều có kinh nghiệp giảng dạy về Networking từ 2 – 3 năm. 100% đội ngũ kỹ thuật, trợ giảng của học viện đều đã đạt tối thiểu mức CCNA và MCSA.
Trong đào tạo, iPMAC không chỉ cung cấp kiến thức trong khoá học, giảng viên sẽ chia sẻ các kinh nghiệm làm việc, các thông tin bổ ích về ngành networking ở Việt Nam. Đặc biệt với những học viên xuất sắc, sẽ được iPMAC tiến cử tới các công ty tích hợp hàng đầu ở Việt Nam.
iPMAC đã và đang tìm mọi cách để học viên cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất khi đến lớp học,để nhắm đến mục đích cuối cùng và việc tiếp thu kiến thức được hiệu quả hơn. iPMAC trang bị phòng ốc đạt tiêu chuẩn cao, có hệ thống điều hòa và nhiều tiện ích khác.
Học viên mạng iPMAC hiện đã chính thức được Pearson VUE và Prometric chọn làm Select Parner và uỷ quyền trở thành trung tâm khảo thí quốc tế.
Nam Anh
Bình luận